Sau khi chịu thiệt hại nặng bởi cuộc phục kích của phiến quân tại Mali, lính đánh thuê Wagner có thể sớm chấm dứt hoạt động tại quốc gia châu Phi này.
Sau khi hứng chịu thất bại quân sự trên chiến trường, Mali đã cho thấy họ không muốn ký tiếp hợp đồng với công ty quân sự tư nhân (PMC) Wagner.
Ngày 27/4, Bộ trưởng Quốc phòng Sadio Camara cho biết Mali đã nhận được lô hàng trang thiết bị quân sự từ Trung Quốc.
Ngày 16/3, các nhà lãnh đạo quân sự Mali đã tiếp nhận thêm máy bay chiến đấu từ Nga cũng như máy bay không người lái (UAV) từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Đợt bàn giao khí tài lần này của Nga cho Mali gồm các máy bay chiến đấu và hỗ trợ hỏa lực loại Sukhoi 25, máy bay tấn công và huấn luyện tiên tiến loại Albatros L39 và máy bay trực thăng Mi-8.
Tình hình Mali tiếp tục có một số diễn biến mới liên quan đến sự hiện diện của Nga và Đức tại quốc gia này.
Moscow khẳng định sẵn sàng hợp tác quốc phòng với Mali, trong khi Đức cho rằng nhân viên tập đoàn Wagner (Nga) đã có mặt tại đây ngay sau khi quân Pháp rút.
Tại một sự kiện diễn ra bên lề Hội nghị Moskva về An ninh quốc tế lần thứ 10, Thứ trưởng Quốc phòng Nga, Thượng tướng Alexander Fomin khẳng định Bộ Quốc phòng Nga sẵn sàng bằng mọi cách hỗ trợ phát triển quan hệ với Mali trong lĩnh vực quốc phòng.
Một khoảng trống tất yếu sẽ xảy ra tại Mali, với việc nước Pháp đã chính thức tuyên bố kế hoạch rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này, sau gần 10 năm tham chiến.
Ngày 17/2, các quan chức giấu tên của Mỹ nhận định, số lượng lính đánh thuê Nga ở Mali dự kiến sẽ tăng lên sau khi Pháp và các đồng minh quân sự tuyên bố rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này.
Là đồng minh truyền thống của Pháp, tuy nhiên quốc gia Tây Phi đang có những hành động 'gần gũi' với Nga và khiến Pháp và NATO 'phật ý'.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã đến Mali để gây áp lực, buộc chính quyền quân sự Mali phải chấm dứt các cuộc đàm phán để đưa lính đánh thuê Nga vào nước này.
Ngày 20/9, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã đến Mali và gặp người đồng cấp nước chủ nhà Sadio Camara trong bối cảnh có thông tin rằng, Bamako lên kế hoạch thuê lính đánh thuê Nga.
Theo thông báo được đọc trên truyền hình Mali, các quan chức quân đội nắm giữ những bộ được cho là quan trọng nhất gồm quốc phòng, an ninh và hòa giải dân tộc.
Hai nhà lãnh đạo của Mali đã được trả tự do vào khoảng 1h30 sáng 27/5, giờ địa phương (8h30 giờ Việt Nam), các thành viên trong gia đình của 2 nhà lãnh đạo này cũng đã xác nhận thông tin.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 26/5 đã họp trực tuyến thảo luận về biến động chính trị vừa qua tại Mali, trong đó có việc quân đội Mali bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các quan chức Chính phủ chuyển tiếp.
Phó Tổng thống lâm thời Mali, Đại tá Assimi Goita cho biết ông đã phế truất Tổng thống và Thủ tướng vì họ vi phạm hiến chương chuyển tiếp do không tham khảo ý kiến ông khi đề cử chính phủ mới.
Trong cuộc chính biến ở Mali năm 2020, Tổng thống nước này khi đó là ông Ibrahim Boubacar Keita đã phải tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội.
Cộng đồng quốc tế đã chỉ trích hành động của một số binh sĩ Mali, bắt giữ các nhà lãnh đạo nước này và đưa đến một doanh trại quân đội ở ngoại ô thủ đô Bamako. Các nước đã yêu cầu binh sĩ ngay lập tức trả tự do cho Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane.
Ngày 24/5, các nguồn tin ngoại giao và chính phủ tiết lộ, quân đội Mali đã bắt giữ Tổng thống Bah Ndaw, Thủ tướng Moctar Ouane và Bộ trưởng Quốc phòng Souleymane Doucoure của chính phủ lâm thời ngay sau khi cuộc cải tổ nội các được thông báo trước đó cùng ngày.
Hãng tin AFP dẫn lời các quan chức Mali cho biết ngày 24/5, các binh sĩ nước này bất mãn về việc cải tổ chính phủ đã đưa tổng thống và thủ tướng chính phủ lâm thời đến một doanh trại quân đội ở ngoại ô thủ đô Bamako sau khi danh sách thành viên nội các mới được công bố.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 24/5, Chính phủ lâm thời của Mali đã bổ nhiệm các tân bộ trưởng, trong đó những nhân vật thuộc phe quân đội vẫn duy trì các vị trí chủ chốt bất chấp làn sóng chỉ trích ngày càng tăng cao về vai trò của lực lượng quân đội ở quốc gia Tây Phi này.
Quân đội Mali ngày 24/5 đã bắt giữ Tổng thống và thủ tướng lâm thời cũng như Bộ trưởng quốc phòng của nước này và đưa đến một căn cứ quân sự gần thủ đô Bamako. Vụ việc làm trầm trọng thêm sự bất ổn định chính trị tại nước này sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống trước đó.
Ngày 2/11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly khẳng định sẽ hỗ trợ quân đội Mali trong nỗ lực chống các phần tử thánh chiến tại quốc gia thuộc vùng Sahel này. Tuyên bố trên được bà đưa ra trong khuôn khổ chuyển thăm tới thủ đô Bamako, Mali.
Trong khi tất cả nghĩ rằng trật tự thế giới đương đại là cuộc chơi sức mạnh đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Putin đã im lặng nhập cuộc. Nga âm thầm gây dựng cơ sở, tăng cường sự hiện diện ở nhiều khu vực để cạnh tranh với hai siêu cường này.