Quốc gia nào có nhiều vũ khí hạt nhân nhất?
Cả thế giới hiện có hơn 13.700 đầu đạn hạt nhân, trong đó Nga-Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong danh sách này chiếm 91% kho vũ khí hạt nhân thế giới.
Kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới đã giảmnăm lần so với những năm 1980, tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu tăng trở lại. Nguyên nhân là do các thỏa thuận về kiểm soát vũ khí lần lượt bị phá hủy.
Tính đến năm 2020, Nga có nhiều vũ khí hạt nhân nhất. Nga hiện đang sở hữu 6732 đầu đạn hạt nhân. Trong số này, khoảng 1500 đầu đạn đã được triển khai trên các phương tiện sẵn sàng chiến đấu, phần còn lại nằm trong kho dự trữ (dự trữ lâu dài hoặc hết hạn sử dụng bị xử lý theo quy định).
Để thay thế các phương tiện và đầu đạn đã ngừng hoạt động ở Nga, nhiều loại vũ khí mới tiên tiến hơn đang được tích cực sản xuất.
Hoa Kỳ ở vị trí thứ hai. Hiện tại họ có khoảng 5800 đầu đạn hạt nhân, trong đó khoảng 1600 đầu đạn đã được triển khai.
Hai nước Nga và Hoa Kỳ sở hữu 91% vũ khí hạt nhân của thế giới. Dự trữ của tất cả các quốc gia khác ít hơn rất nhiều so với hai nước này.
Ở vị trí thứ ba thật sự không rõ ràng, tuy nhiên có thể thuộc về Trung Quốc. Bất chấp những tuyên bố của Trung Quốc về vị thế siêu cường và bức màn bí mật xung quanh lực lượng tên lửa của nước này, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn so với Nga và Mỹ.
Theo các chuyên gia, số lượng vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh khoảng 320 đơn vị. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, ngay cả khi tính đến các ICBM DF-41 đang được Trung Quốc tích cực sản xuất và tên lửa tầm trung DF-26, con số này vẫn còn hàng trăm chứ không phải hàng ngàn. Hơn nữa, phần lớn trong số chúng là các tên lửa không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở Hoa Kỳ và chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu ở châu Á và Nga.
Vì vậy, trước những căng thẳng đang gia tăng trong quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, tình báo Mỹ cho rằng, nước này sẽ tăng cường hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân và sẽ không bao giờ tham gia đàm thỏa thuận hạt nhân mới với Washington.
Đứng thứ tư trong danh sách này là Pháp với khoảng 280 đầu đạn hạt nhân, được triển khai trên bốn tàu ngầm hạt nhân của họ. Một trong những tàu ngầm lớp Le Triomphant này đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở Đại Tây Dương.
Pháp vẫn còn có khoảng 10 hoặc 20 bom hạt nhânnhưng chúng đang được lưu trữ.
Khả năng hạt nhân của Anh đứng ở vị trí thứ năm. Hiện tại, nước này có khoảng 120 đầu đạn được triển khai và 75 tên lửa hạt nhân Trident II D-5 đang dự trữ do Mỹ sản xuất cho tàu ngầm hạt nhân.
Ấn Độ và Pakistan đứng ở vị trí thứ sáu và thứ bảy tương ứng. Cả hai quốc gia này có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân, đang được lưu trữ trong các kho vũ khí. Hiện tại, Pakistan có thể đang sở hữu 160 đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên con số này thay đổi liên tục do cả hai nước tích cực phát triển vũ khí hạt nhân. Cả New Delhi và Islamabad đều đang phát triển “bộ ba hạt nhân” của mình gồm đầu đạn và các phương tiện vận chuyển trên bộ, trên không và trên biển.
Vị trí thứ tám trong danh sách này là Israel. Các chuyên gia cho rằng, nước này đã sản xuất plutonium cho vài trăm đầu đạn hạt nhân tại một lò phản ứng hạt nhân ở sa mạc Negev, nhưng đã tạo ra khoảng 90 đầu đạn.
Và ở vị trí cuối cùng – vị trí thứ 9 trong danh sách này là Triều Tiên. Các chuyên gia dự đoán rằng, nước này có khoảng 35 đầu đạn vào năm 2020 cho dòng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và liên lục địa Hwasong.
Theo các chuyên gia, các nước trên thế giới có khoảng hơn 13700 vũ khí hạt nhân vào tháng 4/2020. Con số này ít hơn rất nhiều so với thời Chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, hiện tại thế giới đang tiếp tục diễn ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.
Năm 2019, các quốc gia trên hành tinh đã lập kỷ lục về kinh phí phát triển vũ khí hạt nhân, vì vậy trong những năm tới nhiều khả năng số lượng vũ khí hạt nhân sẽ tăng trở lại.