Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Dược và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 18/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ đối với 2 dự án luật trên.

Tại tổ 16 gồm 4 tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì phiên thảo luận.

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Hồng Minh điều hành phiên thảo luận tại tổ.

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Hồng Minh điều hành phiên thảo luận tại tổ.

Phát biểu thảo luận tại tổ về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Hồng Minh đề nghị cơ quan soạn thảo cần phải có các quy định rõ ràng, cụ thể đối với việc cấp phép, xây dựng các công trình di sản, cần nghiên cứu trong luật và có nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai nhiệm vụ tốt hơn. Dự án luật cần nghiên cứu, bổ sung việc quy định các hủ tục văn hóa của dân tộc thiểu số cần được xóa bỏ. Cơ quan soạn thảo nghiên cứu việc mua bán, quản lý các sản phẩm di sản của các cá nhân và hộ gia đình…

Đối với Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Đoàn Thị Lê An, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét giải thích làm rõ thêm các từ ngữ như: di sản địa chất, số hóa di sản, di sản số… Đồng thời, xem xét quy định thêm việc quản lý, bảo vệ phát huy đối với các di sản trên, đặc biệt là di sản địa chất (tại điều 3, chương I ); xem xét làm rõ hơn các hình thức sở hữu: thế nào là sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng (tại điều 4, chương I (sở hữu di sản văn hóa); góp ý tại điều 9, chương II (các loại hình di sản văn hóa phi vật thể): dự thảo luật đã phân thành 6 loại hình so với 7 loại hình như trước đây (gộp ngữ văn dân gian và tiếng nói, chữ viết thành các biểu đạt và truyền khẩu truyền thống)...

Tuy nhiên, trong dự thảo luật, một số điều khoản, đặc biệt là tại khoản 3 điều 7 và điều 18 vẫn sử dụng cụm từ “tiếng nói, chữ viết” (đây chỉ là một hình thức trong nhiều hình thức của các biểu đạt và truyền khẩu truyền thống). Do vậy, cần điều chỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ dự thảo.

Bên cạnh đó, đại biểu đóng góp ý kiến đối với nội dung quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với di sản văn hóa (điều 5); các hành vi bị nghiêm cấm (điều 8); danh sách, hình thức và tiêu chí ghi danh, ghi danh bổ sung di sản văn hóa phi vật thể (điều 11); tiêu chí nhận diện di tích theo loại hình (điều 21); trình tự, thủ tục, hồ sơ xếp hạng di tích (điều 24); khu vực bảo vệ di tích, nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích (điều 25); Dự án đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích (điều 27).

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, các dự án luật này sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Thúy Nguyễn

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/quoc-hoi-thao-luan-tai-to-ve-du-an-luat-duoc-va-luat-di-san-van-hoa-sua-doi-3170045.html