Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động
Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc gửi đơn tới báo Lao động Thủ đô hỏi về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với luật sư Trịnh Khánh Toàn – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Theo luật sư Toàn: Liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định hợp đồng lao động sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau:
Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này;
Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này;
Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
Ngoài các trường hợp nói trên, hợp đồng lao động có thể chấm dứt trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012
Theo đó, về phía người lao động, nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cần phải có lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải tuân thủ thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động…
Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/quy-dinh-ve-cham-dut-hop-dong-lao-dong-98751.html