Quy định về hoạt động cứu nạn, cứu hộ không chồng lấn với các quy định khác

Trước tình trạng cháy nổ, tai nạn giao thông và thảm họa thiên nhiên đang diễn ra ngày càng phức tạp. Dự thảo luật PCCC và CNCN được cho ý kiến và thảo luận tại kỳ họp thứ 7 đã mở rộng nội hàm về công tác cứu nạn, cứu hộ. Là một nội dung mới được luật hóa từ Nghị định số 83 của Chính phủ nên những quy định liên quan đến CNCH nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các ĐBHQ trong phiên thảo luận tổ chiều nay.

Ngâm mình dưới lòng sông tìm thi thể nạn nhân, tang vật vụ án; băng mình qua ngọn lửa để cứu người, tài sản..

Giải cứu bé gái 5 tuổi rơi xuống hố cọc nhồi bê tông sâu 15 m

Cùng với lực lượng cứu hộ của các nước trên thế giới, gấp rút lên đường giúp người dân Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả và sớm ổn định đời sống sau thảm họa động đất.
Trên đây chỉ là số ít trong các hoạt động CHCN nổi bật thời gian qua.

Từ đòi hỏi của thực tiễn các ĐBQH đều tán thành luật hóa quy dịnh về cứu nạn cứu hộ, đông thời đề nghi cơ quan soạn thảo rà soát để xác định phạm vi điều chỉnh tránh trùng lắp với các luật liên quan.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, thực tế, qua rà soát, không có sự trùng lặp giữa hai lực lượng CA và quân đội, bởi khi kích hoạt phòng thủ dân sự, thì chức năng chỉ huy thuộc về Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự.

Công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra các sự cố, tai nạn, thiên tai là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Do đó đầu tư xây dựng lực lượng cứu nạn, cứu hộ trở thành cơ quan chuyên trách với đầy đủ lực lượng và trang thiết bị là một yêu cầu quan trọng.

Khánh An

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/quy-dinh-ve-hoat-dong-cuu-nan-cuu-ho-khong-chong-lan-voi-cac-quy-dinh-khac-226210.htm