Quý IV năm 2021 số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh
Trong năm vừa qua chịu ảnh hưởng không nhỏ vì đại dịch cùng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, cùng với đó là giãn cách kéo dài đã tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên sang IV số doanh nghiệp đăng ký mới tăng vọt, báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Có thể nhận thấy rằng sau chỉ sau hơn hai tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021 đã khởi sắc rõ nét.
Nếu như số liệu các doanh nghiệp ngừng kinh doanh vào quý III khiến nhiều người lo lắng vì nên kinh tế ảm đạm thì những số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê đã thể hiện rõ sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch của nên kinh tế Việt
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý IV-2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III-2021.
Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước.
Bên cạnh đó, cả nước còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước.
Như vậy, tính bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Đây có thể nói là những con số cực kỳ đáng mừng vì trước đó theo thống kê Năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%, trong đó có 14,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%; 211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%. Như vậy, tính bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Điều đáng mừng là, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2021 cho thấy, có 44% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý III/2021; 31,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 24,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Dự kiến quý I-2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Mới đây, để giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch, Ngân hàng Thế giới và Việt Nam đã ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD. Khoản tín dụng trị giá 221,5 triệu USD sẽ được giải ngân trực tiếp vào ngân sách, với các điều khoản ưu đãi trong 30 năm với thời gian ân hạn là 5 năm.
Chắc chắn khi các gói tín dụng được triến khai sẽ là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp Việt phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.