Quyết định sản xuất hàng loạt, Ấn Độ trao niềm tin cho NAG

Ngày 20/7, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra thông báo về việc bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng tên lửa chống tăng nội địa NAG và được khẳng định là có đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp của đối phương trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nước này đã bắt đầu viêc sản xuất hàng loạt dòng tên lửa chống tăng NAG (Tạm dịch: Rắn hổ mang). Tên lửa NAG là sản phẩm của Cơ quan Phát triển và thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và được khẳng định là có đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp của đối phương trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.

Phát biểu trước báo giới sau khi quá trình thử nghiệm tên lửa NAG hoàn thành, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khẳng định: “Tất cả nguyên mẫu tên lửa thử nghiệm đều đạt yêu cầu trong các bài thử ở khoảng cách tối thiểu và tối đa, cũng như sử dụng phương thức tấn công trực tiếp hay đột nóc (tên lửa lấy độ cao tấn công vào nóc phương tiện chiến đấu, nơi được bọc giáp mỏng nhất).

Tên lửa chống tăng NAG. Ảnh: THU HIỀN.

Tên lửa chống tăng NAG. Ảnh: THU HIỀN.

Biến thể phóng từ trên không HeliNA của tên lửa NAG được trưng bày tại triển lãm Army-2019. Ảnh: THU HIỀN.

Biến thể phóng từ trên không HeliNA của tên lửa NAG được trưng bày tại triển lãm Army-2019. Ảnh: THU HIỀN.

Trước khi được chấp nhận đưa vào sản xuất hàng loạt, tên lửa NAG đã vượt qua quá trình thử nghiệm kéo dài hơn 2 tuần tại vùng núi phía Bắc Ấn Độ. Trong các thử nghiệm, nguyên mẫu tên lửa NAG có khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1,9km ở chế độ khóa mục tiêu trước, còn ở chế độ khóa sau khi phóng, tầm bắn được nâng lên tới 4km. Con số này cao hơn nhiều so với tầm bắn 2,9km hiện tại của tên lửa Spike (Israel) và Javelin (Mỹ).

Trong đoạn clip phóng thử tên lửa NAG được công bố, nguyên mẫu đạn tên lửa với đầu dò hồng ngoại chủ động đã thể hiện khả năng “bắn và quên”, cũng như tấn công đột nóc vào các mục tiêu thiết giáp giả lập. Các chuyên gia DRDO cho biết, tổ hợp tên lửa NAG sự dụng thuật toán đặc biệt để tìm kiếm và khóa mục tiêu bằng thiết bị giám sát hồng ngoại trước khi phóng. Tên lửa NAG cũng khắc phục rất tốt vấn đề nhiễu địa vật kể cả khi được sử dụng trong môi trường sa mạc nóng bỏng, vốn là khắc tinh của các thiết bị quan sát hồng ngoại.

Ngoài biến thể vác vai, DRDO trong tương lai cũng phát triển biến thể phóng từ trên không của NAG với tên gọi HeliNa.

 Hình ảnh thử nghiệm tên lửa NAG được Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố.

Hình ảnh thử nghiệm tên lửa NAG được Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố.

Sau khi phát triển thành công tên lửa NAG, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định hủy gói thầu mua tên lửa chống tăng Spike với Israel trị giá tới 500 triệu USD. Quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tái trang bị khoảng 40.000 đơn vị tên lửa chống tăng mới trong các thập niên tiếp theo.

Theo Tuấn Sơn/Quân đội Nhân dân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/quyet-dinh-san-xuat-hang-loat-an-do-trao-niem-tin-cho-nag-1254385.html