Rà soát mỏ đá chờ cấp phép nổ mìn vẫn cho xe chở quá tải ở Điện Biên

Sau phản ánh của Báo Giao thông về mỏ đá Tây Trang VII cho xe chở đá cao hơn thành thùng và nguy cơ mất ATGT trên QL279 chưa được cấp giấy phép sử dụng mìn, lãnh đạo tỉnh Điện Biên khẳng định sẽ yêu cầu kiểm tra kỹ các quy định...

Nhà đầu tư sớm hoàn thiện các thủ tục

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Bùi Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Nậm Nhé 2A, nhà đầu tư của mỏ Tây Trang VII cho biết: "Đơn vị đã quán triệt và yêu cầu bộ phận quản lý mỏ cho phép các phương tiện chở đúng quy định lưu thông".

PV đã đề nghị đơn vị cung cấp tài liệu liên quan đến hồ sơ, sơ đồ mỏ, khoảng cách an toàn giữa các vị trí khai thác, thủ tục xin đấu nối vào QL279.

Trước vấn đề này, ông Tuấn cho biết: “Hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ hiện đang trong quá trình thiết kế và điều chỉnh vị trí nhà điều hành, còn lại các vị trí sơ đồ khai thác cơ bản tuân theo quy định cũ.

Về thủ tục đấu nối với QL279, hiện nhà đầu tư cũ chưa bàn giao lại cho đơn vị. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện thủ tục vào cuối tháng 7, dự kiến đầu tháng 8 gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét”.

Màu đỏ đánh dấu vị trí đấu nối với QL279, hiện chưa có thủ tục giấy phép chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

Màu đỏ đánh dấu vị trí đấu nối với QL279, hiện chưa có thủ tục giấy phép chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

Trước đó, theo ghi nhận của PV, cổng ra vào duy nhất của mỏ đá Tây Trang VII trực tiếp đấu nối vào QL279 ngay tại vị trí đường cua và dốc. Cách đó khoảng 150m là lối ra vào mỏ và khu chế biến thành phẩm phục vụ nhà máy xi măng Điện Biên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT do địa điểm trên nằm ở lưng chừng dốc gây khuất tầm nhìn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Quang Huy - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đường bộ 226, đơn vị quản lý tuyến QL279 cho biết: "Công ty chưa nhận được thủ tục liên quan đến việc xin phép đấu nối vào QL279 từ điểm mỏ Tây Trang VII cũng như nhà máy xi măng".

“Không chỉ thiếu thủ tục đấu nối, cả 2 điểm mỏ trên còn chưa lắp trạm cân tải trọng. Đáng lưu ý, xe chở đá từ mỏ còn làm rơi vãi vật liệu khiến nhiều vị trí QL279 xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao", vị này cho biết thêm.

Sở chỉ cấp phép nếu mỏ đá đủ điều kiện nổ mìn

Trước đề nghị của PV, Chánh văn phòng Sở Công thương tỉnh Điện Biên đã cung cấp bản sao Biên bản kiểm tra điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại điểm mỏ Tây Trang VII ngày 14/5/2024. Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Công thương chủ trì kiểm tra thực tế tại điểm mỏ Tây Trang VII tại xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Thành phần kiểm tra gồm Sở Công thương tỉnh Điện Biên, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, UBND xã Na Ư, Đồn biên phòng Tây Trang, Công ty cổ phần năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A, Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên và Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Anh.

Trước thắc mắc của PV về biên bản dài 5 trang nhưng không có dấu giáp lai, bà Lê Thị Lưỡng - Phó giám đốc Sở Công thương đã yêu cầu Chánh văn phòng Sở ký bổ sung vào các trang và gửi lại.

Vị trí dấu (X) màu đỏ chứa khoảng 3 tấn thuốc nổ của mỏ đá thuộc Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên cách điểm xa nhất khu vực khai thác của mỏ đá Tây Trang VII chỉ 148m (theo Google Earth).

Vị trí dấu (X) màu đỏ chứa khoảng 3 tấn thuốc nổ của mỏ đá thuộc Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên cách điểm xa nhất khu vực khai thác của mỏ đá Tây Trang VII chỉ 148m (theo Google Earth).

Đáng chú ý, biên bản đề cập kết quả đo khoảng cách tại các vị trí khai thác đá thuộc khu vực khai trường mỏ Tây Trang VII đến quốc lộ 279 là khoảng 200 m. Cách kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp của Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên 300m và cách khu vực trạm nghiền của mỏ Tây Trang 300m (khoảng cách được xác định bằng máy đo CHCRTK - loại dùng để đo khoảng cách giữa 2 vị trí cố định thường có sự sai số và không phục vụ cho việc quản lý).

Trong khi đó, con số trên Google Earth mà PV tham khảo cho thấy vị trí xa nhất tại điểm khai thác trong sơ đồ mỏ chỉ cách QL279 125m, tương tự là 146m đối với kho vật liệu nổ công nghiệp của mỏ đá nhà máy xi măng Điện Biên.

Trong khi đó, khoảng cách an toàn đến các công trình hay nhà dân phải là 200m nếu vị trí nổ nằm trên cùng mặt phẳng, trường hợp chênh lênh độ cao phải nhân hệ số 1,5 lần để tính khoảng cách an toàn.

Theo tọa độ của Google Earth, vị trí xa nhất tại điểm khai thác trong sơ đồ mỏ chỉ cách QL279 125m, tương tự là 146m đối với kho vật liệu nổ công nghiệp của mỏ đá thuộc nhà máy xi măng Điện Biên.

Theo tọa độ của Google Earth, vị trí xa nhất tại điểm khai thác trong sơ đồ mỏ chỉ cách QL279 125m, tương tự là 146m đối với kho vật liệu nổ công nghiệp của mỏ đá thuộc nhà máy xi măng Điện Biên.

Thêm vào đó, các ý kiến của đại diện các bên tham gia kiểm tra đều rất chung chung như: "Yêu cầu nhà đầu tư tuân thủ các quy định, phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhằm đảm bảo an toàn cho người và công trình xung quanh".

Quan điểm chuyên môn về việc đủ điều kiện đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hay không cũng không được đề cập.

Nhiều phương tiện qua lại trên tuyến QL279 tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT do lượng đá rơi vãi từ mỏ đá ra mặt đường.

Nhiều phương tiện qua lại trên tuyến QL279 tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT do lượng đá rơi vãi từ mỏ đá ra mặt đường.

Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc cấp giấy phép nổ mìn, bà Lê Thị Lưỡng - Phó giám đốc Sở Công thương khẳng định: "Sau khi nhận hồ sơ của nhà đầu tư, Sở sẽ xem xét kỹ các điều kiện và những thay đổi trong hồ sơ nếu có".

"Vị trí nổ mìn, hướng nổ phải đảm bảo an toàn cho người và công trình trong khu vực. Vậy nên chúng tôi chỉ cấp phép khi đủ điều kiện”, bà Lưỡng cho biết thêm.

Việc nổ mìn không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên QL279 mà còn ảnh hưởng tới các đơn vị xung quanh nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn.

Trao đổi với Báo Giao thông về những thông tin trên, ông Phạm Đức Toàn - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên khẳng định sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm.

“Với điểm mỏ Tây Trang VII, tôi đã giao cho đoàn liên ngành đi kiểm tra, thanh tra và sẽ chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện đúng các quy định, và sẽ xử nghiêm các hành vi vi phạm”, ông Toàn cho biết.

Một phần nội dung kiểm tra điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại điểm mỏ Tây Trang VII, xã Na Ư, huyện Điện Biên.

Một phần nội dung kiểm tra điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại điểm mỏ Tây Trang VII, xã Na Ư, huyện Điện Biên.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận mỏ đá Tây Trang VII ở Điện Biên:

Toàn cảnh mỏ đá Tây Trang VII, xã Na Ư, huyện Điện Biên.

Toàn cảnh mỏ đá Tây Trang VII, xã Na Ư, huyện Điện Biên.

Theo anh Mạc Thanh Toán, công nhân mỏ đá Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên cho biết: Hiện kho thuốc nổ của công ty chứa khoảng 3 tấn thuốc nổ rất nguy hiểm vì khoảng cách gần với khu vực khai thác của mỏ đá Tây Trang VII.

Theo anh Mạc Thanh Toán, công nhân mỏ đá Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên cho biết: Hiện kho thuốc nổ của công ty chứa khoảng 3 tấn thuốc nổ rất nguy hiểm vì khoảng cách gần với khu vực khai thác của mỏ đá Tây Trang VII.

Mặt đường QL279 tại khu vực mỏ đá Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A.

Mặt đường QL279 tại khu vực mỏ đá Công ty Cổ phần Năng lượng số 6 - Nậm Nhé 2A.

Nội dung biên bản kiểm tra điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại điểm mỏ Tây Trang VII, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Nội dung biên bản kiểm tra điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại điểm mỏ Tây Trang VII, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Nhóm PV Thường trú

Nguồn ATGT: https://atgt.baogiaothong.vn/ra-soat-mo-da-cho-cap-phep-no-min-van-cho-xe-cho-qua-tai-o-dien-bien-192240704143757712.htm