Rà soát tổng thể quy hoạch vùng ngọt hóa Trần Văn Thời

Cần có đánh giá rà soát tổng thể lại vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thủy lợi, đề xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Đó là đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tại hội nghị phát triển sản xuất vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời diễn ra vào chiều 30/8.

PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, phát biểu tại hội nghị.

PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, phát biểu tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có các chuyên gia về lĩnh vực thủy lợi, đầu tư xây dựng, các sở, ngành và 2 địa phương huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Tham dự hội nghị có các chuyên gia về lĩnh vực thủy lợi, đầu tư xây dựng, các sở, ngành và 2 địa phương huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi và Lê Văn sử chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các chuyên gia về khoa học thủy lợi, xây dựng hạ tầng, đại diện lãnh đạo sở, ngành tỉnh và 2 huyện Trần Văn Thời, U Minh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi nhất trí về mặt chủ trương giao các sở, ngành hướng dẫn huyện lập quy hoạch tổng thể, lâu dài cho vùng ngọt hóa Trần Văn Thời.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi nhất trí về mặt chủ trương giao các sở, ngành hướng dẫn huyện lập quy hoạch tổng thể, lâu dài cho vùng ngọt hóa Trần Văn Thời.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh, cần xây dựng đề án phát triển vùng ngọt hóa theo lộ trình ưu tiên để bố trí nguồn lực cho phù hợp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh, cần xây dựng đề án phát triển vùng ngọt hóa theo lộ trình ưu tiên để bố trí nguồn lực cho phù hợp.

Huyện Trần Văn Thời được quy hoạch là vùng ngọt hóa của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là diện tích và sản lượng lúa. Thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, việc đầu tư hệ thống thủy lợi vùng này tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống cống có 58 cống, trong đó, tuyến đê Minh Hà - Sông Đốc có 26 cống; tuyến đê biển Tây 6 cống; tuyến bờ bao các ô của tiểu vùng có 24 cống. Hệ thống trạm bơm có 9 trạm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h. Tiểu vùng III – Bắc Cà Mau được xây dựng 6 ô thủy lợi…

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, vùng ngọt hóa này thường bị ngập úng, thiệt hại đến sản xuất, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào lượng mưa hằng năm. Việc xác định phân chia tiểu vùng cho phù hợp với điều kiện địa hình, điều kiện sản xuất phần lớn vẫn chưa được định hình đầu tư. Các ô thủy lợi đã được đầu tư khép kín hệ thống cống, bờ bao nhưng chưa được đầu tư hệ thống trạm bơm tương thích nên việc điều tiết nước gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với đó, công tác tổ chức, sắp xếp lại sản xuất gặp nhiều khó khăn, yếu tố sản xuất tự phát còn lớn; hiệu quả đầu tư hạ tầng và hỗ trợ mô hình sản xuất từ nguồn đất lúa chưa cao. Một số địa bàn vùng ngọt bố trí sản xuất chưa phù hợp, kém hiệu quả nhưng chậm chuyển đổi…

Bí thư Huyện ủy huyện Trần Văn Thời Nguyễn Minh Nhứt đề xuất các vấn đề hệ thống thủy lợi để đảm bảo sản xuất.

Bí thư Huyện ủy huyện Trần Văn Thời Nguyễn Minh Nhứt đề xuất các vấn đề hệ thống thủy lợi để đảm bảo sản xuất.

Trước những bất cập trên, hội nghị đã được các chuyên gia đánh giá, phân tích nguyên nhân tình trạng ngập úng mùa mưa và tình trạng thiếu nước của vùng. Theo đó, hội nghị cũng nhìn nhận rõ ràng hệ thống thủy lợi của vùng ngọt hóa chưa hoàn chỉnh, việc vận hành chưa hợp lý nên ảnh hưởng đến ngập úng, sạt lở; thiếu đồng bộ trong vận hành các hệ thống trạm bơm; chưa tính toán đến vấn đề trữ nước ngọt để đảm bảo trồng trọt, sản xuất.

Qua đó, về giải pháp trước mắt, các ngành, địa phương đề xuất cần phân vùng quy hoạch trồng cây, con cho phù hợp. Cần đầu tư trạm bơm, bờ bao để đảm bảo tiêu thoát nước; lịch thời vụ bám sát điều kiện sản xuất từng vùng…

Hội nghị cũng đi sâu phân tích năng lực trữ nước, chủ động trong việc tạo nguồn trữ nước ngọt tại chỗ, điều tiết nước luân phiên, khắc phục thiếu nước cuối vụ cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, giải pháp trước mắt thí điểm đầu tư các ô thủy lợi nhỏ. Còn về lâu dài, cần có đánh giá, rà soát tổng thể vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời và cả vùng Bắc Cà Mau một cách cụ thể, chi tiết và khoa học, nhất là số liệu về thổ nhưỡng, đất đai, cao độ của địa hình (gò, trũng), đặc điểm canh tác từng khu vực cho toàn vùng, thực trạng đầu tư hệ thống thủy lợi và qua đó, để xuất những nhu cầu mới để đáp ứng sản xuất trước biến đổi khí hậu.

Ghi nhận ý kiến đóng góp của sở, ngành, địa phương và các chuyên gia, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh, cần xây dựng đề án phát triển vùng ngọt hóa theo lộ trình ưu tiên để bố trí nguồn lực cho phù hợp. Đầu tư và chú trọng điều hành lại hệ thống thủy lợi đang có cho phù hợp.

Về chuyển đổi sản xuất, cần tìm kiếm mô hình lẫn hỗ trợ nguồn lực cho người dân, đáp ứng điều kiện sản xuất. Trong chỉ đạo điều hành, chính quyền địa phương các cấp chặt chẽ hơn. Về huy động nguồn lực, cần bố trí lồng ghép nhiều chương trình dự án, sử dụng nguồn lực sẵn có và tìm kiếm xã hội hóa đầu tư.

“Phải giữ cho được 44.000 ha hệ sinh thái vùng ngọt trong suốt qua trình hình thành và phát triển tỉnh Cà Mau và tới đây khi có điều kiện thì sẽ mở rộng vùng ngọt. Giữ được vùng này là giữ được nét sinh thái đặc trưng của bán đảo Cà Mau”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi kiên quyết.

Để làm được điều này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi đã nhất trí về mặt chủ trương giao các sở, ngành hướng dẫn huyện lập quy hoạch tổng thể, lâu dài cho vùng ngọt hóa trên căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn. Đi liền với đó là đầu tư hệ thống thủy lợi, kiểm soát vấn đề bơm tháo nước phục vụ sản xuất. Xây dựng Trần Văn Thời là vùng tiêu biểu về các mô hình tổ chức sản xuất, liên kết doanh nghiệp thu hút đầu tư, kết nối để khai thác hiệu quả tuyến đường ven biển phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

Vùng ngọt hóa hiện có 58 hệ thống cống; hệ thống trạm bơm có 9 trạm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h, nhưng chưa đảm bảo phục vụ sản xuất.

Vùng ngọt hóa hiện có 58 hệ thống cống; hệ thống trạm bơm có 9 trạm/29 máy, tổng công suất 134.000 m3/h, nhưng chưa đảm bảo phục vụ sản xuất.

Hồng Nhung

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/ra-soat-tong-the-quy-hoach-vung-ngot-hoa-tran-van-thoi-a34217.html