Răng lợi gặp những vấn đề này có thể dẫn đến mất trí nhớ, sa sút trí tuệ
Theo một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Năm (8/9) trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, những người bị viêm lợi và mất răng có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Tại Mỹ, hơn 2/3 số người lớn từ 65 tuổi trở lên bị bệnh nha chu và gần 40% số người ở viện dưỡng lão không có răng.
Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. Viêm nha chu là bệnh phổ biến và có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân của bệnh thường là do vệ sinh răng miệng kém.
Theo một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Năm (8/9) trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, những người bị viêm lợi và mất răng có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã tiết lộ rằng sức khỏe của nướu và răng ảnh hưởng đến sức khỏe của các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như tim và não. Nhưng các nghiên cứu trước đây hiếm khi giải thích được mối liên quan này, hoặc không thể xác định được mối liên hệ của răng với các bộ phận khác.
Bệnh nướu răng và mất răng làm tăng đáng kể nguy cơ sa sút trí tuệ
Nghiên cứu của Đại học Đông Phần Lan chi thấy, họ đã thu thập và phân tích 47 nghiên cứu theo dõi sức khỏe răng miệng và não của mọi người, đặc biệt chú ý đến những trường hợp mắc chứng sa sút trí tuệ không được chẩn đoán khi bắt đầu nghiên cứu.
Họ phát hiện ra rằng những người có sức khỏe răng miệng kém có nguy cơ mắc chứng "suy giảm nhận thức" cao hơn 23% so với dân số nói chung; 21% khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu cho hay, bằng chứng mà họ xem xét vẫn còn hạn chế và có nhiều điều cần lưu ý nên rất khó để đưa ra kết luận chắc chắn. Các yếu tố khác, chẳng hạn như dinh dưỡng kém, cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả miệng và não. Mặc dù nghiên cứu này là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về các chi tiết và các cơ chế đằng sau nó.
Ngoài ra, sức khỏe răng miệng kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh như ung thư dạ dày và cổ họng.
Trường Y tế Công cộng Harvard TH Boston đã phân tích dữ liệu từ 2 nghiên cứu lớn, dài hạn và phát hiện ra rằng so với những người có hàm răng khỏe mạnh, những người có tiền sử bệnh nướu răng có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 52% và nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn 43%. Mất 2 hoặc nhiều răng cũng làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó ung thư dạ dày tăng 33% và ung thư vòm họng tăng 42%.
Vấn đề răng miệng lớn nhất là bệnh nha chu
Một nguyên nhân phổ biến của mất răng là bệnh nha chu. Tại Mỹ, hơn 2/3 số người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh nha chu, và gần 40% cư dân viện dưỡng lão không có răng.
Tiến sĩ Chen Yiqun từ Phòng khám Nha khoa Yiqun Los Angeles nói với các phóng viên rằng trong gần 20 năm thực hành ở Los Angeles, ông nhận thấy rằng bệnh răng miệng phổ biến nhất ở người cao tuổi là bệnh nha chu.
Ông chỉ ra rằng bệnh nhân bị nha chu không cảm thấy đau, và khiến người mắc hiểu lầm rằng không đau thì không bệnh. Tuy nhiên, bệnh nha chu khác với các bệnh khác, khi cơn đau xuất hiện có thể đã ở giai đoạn muộn của bệnh nha chu, lúc đó mới xuất hiện tình trạng mất răng.
Ông đề nghị rằng người mới nhập cư vào Mỹ nên hình thành thói quen đến gặp nha sĩ thường xuyên. Người Mỹ thường gặp nha sĩ 6 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu người già trên 70 tuổi mắc các bệnh mãn tính khác, hoặc bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc, tốt nhất nên đi khám răng định kỳ 3 tháng lần. Những người này có nguy cơ cao mắc bệnh răng miệng, và sau 3 tháng, sức khỏe nha chu có thể đã bị tổn hại.
Làm thế nào để bạn biết bạn bị bệnh nha chu?
Bác sĩ Chen nói rằng cần phải đến gặp nha sĩ thường xuyên, và bác sĩ nha khoa nói chung có thể đánh giá qua mùi của miệng. Ngoài ra, nếu bạn bị chảy máu khi đánh răng, hoặc răng nhạy cảm, không dám cắn, răng lung lay thì có thể liên quan đến bệnh nha chu.