Retinol dễ gây kích ứng cho người mới sử dụng, vì sao?
Retinol được mệnh danh là 'tiêu chuẩn vàng' trong điều trị lão hóa da, tuy nhiên, người mới sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách, dễ gây tình trạng kích ứng, bong tróc, đỏ rát.
1. Vì sao retinol được xem là "vũ khí vàng" trong chống lão hóa?
Nội dung
1. Vì sao retinol được xem là "vũ khí vàng" trong chống lão hóa?
2. Vì sao retinol dễ gây kích ứng cho người mới bắt đầu?
3. Dùng retinol sao cho đúng?
4. Những ai không nên dùng retinol?
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, thuộc nhóm retinoid, nổi tiếng trong lĩnh vực da liễu nhờ khả năng:
- Kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, giảm nếp nhăn.
- Tăng tốc độ tái tạo tế bào da, làm sáng da, mờ thâm nám.
- Làm sạch lỗ chân lông, hỗ trợ trị mụn hiệu quả.

Retinol được xem là "vũ khí vàng" trong chống lão hóa da.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng retinol thường xuyên có thể cải thiện rõ rệt các dấu hiệu lão hóa như:
Da sạm màu, thiếu sức sống;
Nếp nhăn, rãnh cười sâu;
Da mất đàn hồi, chảy xệ.
2. Vì sao retinol dễ gây kích ứng cho người mới bắt đầu?
Mặc dù rất hiệu quả, retinol cũng là hoạt chất mạnh, dễ gây ra các phản ứng phụ trong giai đoạn đầu sử dụng:
Bong tróc, khô da;
Đỏ rát, châm chích;
Tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân chính khiến retinol dễ gây kích ứng nằm ở cơ chế hoạt động mạnh mẽ của nó. Retinol thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, làm bong lớp sừng già cỗi trên bề mặt và kích thích lớp tế bào mới phát triển nhanh hơn. Quá trình này, dù mang tính cải thiện về lâu dài, lại khiến da mất đi hàng rào bảo vệ tạm thời, dẫn đến hiện tượng khô, bong tróc, đỏ rát hoặc châm chích, đặc biệt rõ rệt ở làn da nhạy cảm hoặc chưa từng tiếp xúc với retinoid.
Một yếu tố quan trọng khác là khả năng làm tăng nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Khi lớp biểu bì bị mỏng đi do tác động của retinol, da dễ bị tổn thương hơn dưới tia UV, làm tăng nguy cơ cháy nắng và kích ứng. Chính vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng trở thành điều bắt buộc khi dùng retinol.
Ngoài ra, nồng độ retinol và tần suất sử dụng cũng đóng vai trò không nhỏ. Nhiều người dùng mới có xu hướng sử dụng sản phẩm có nồng độ cao ngay từ đầu với mong muốn thấy kết quả nhanh, song điều này lại khiến da không kịp thích nghi và phản ứng tiêu cực.

Người mới bắt đầu nên lựa chọn retinol ở nồng độ thấp và sử dụng với tần suất giãn cách.
3. Dùng retinol sao cho đúng?
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng retinol an toàn:
- Bắt đầu từ nồng độ thấp: Theo khuyến nghị, người mới bắt đầu nên lựa chọn retinol ở nồng độ thấp (khoảng 0,25% đến 0,5%) và sử dụng với tần suất giãn cách (2-3 lần/tuần), kết hợp dưỡng ẩm đầy đủ và tránh dùng chung với các hoạt chất mạnh khác như AHA, BHA trong giai đoạn đầu.
Việc "huấn luyện" làn da tiếp nhận retinol một cách từ từ chính là chìa khóa giúp hạn chế kích ứng mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. Nên chọn retinol nồng độ 0,025 - 0,3% cho người mới bắt đầu.
- Dùng buổi tối, luôn dưỡng ẩm sau khi bôi: Retinol chỉ nên dùng vào buổi tối. Sau khi thoa retinol, nên dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu và phục hồi da.
- Chống nắng kỹ lưỡng vào ban ngày: Da đang dùng retinol rất nhạy cảm với ánh nắng. Dùng kem chống nắng SPF ≥ 30, PA+++ trở lên, thoa lại mỗi 2-3 tiếng nếu ra ngoài.
- Phương pháp pha loãng retinol cho da nhạy cảm: Trộn retinol với kem dưỡng trước khi bôi lên da sẽ giúp giảm nguy cơ kích ứng. Hoặc có thể bôi kem dưỡng trước, rồi bôi retinol sau (gọi là "sandwich method").
4. Những ai không nên dùng retinol?
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người đang điều trị da liễu đặc biệt (laser, peel mạnh, điều trị mụn nặng), da đang bị kích ứng, nhiễm trùng hoặc tổn thương hở... nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
Ở tuổi nào chúng ta bắt đầu bước vào quá trình lão hóa?