Robot đào hầm dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội cập cảng Hải Phòng

Các bộ phận của robot đào hầm thuộc dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội cập cảng Hoàng Diệu (Hải Phòng) trước khi được vận chuyển về Hà Nội.

12h ngày 11/1, tàu JOSEF chở các bộ phận của robot đào hầm (TBM) thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội cập cảng Hoàng Diệu (Hải Phòng). Đây là robot thứ 2 của dự án được vận chuyển qua cảng này.

12h ngày 11/1, tàu JOSEF chở các bộ phận của robot đào hầm (TBM) thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội cập cảng Hoàng Diệu (Hải Phòng). Đây là robot thứ 2 của dự án được vận chuyển qua cảng này.

Toàn bộ lô hàng gồm 24 kiện với tổng trọng lượng 669,5 tấn, trong đó, kiện lớn nhất có trọng lượng 87,6 tấn.

Toàn bộ lô hàng gồm 24 kiện với tổng trọng lượng 669,5 tấn, trong đó, kiện lớn nhất có trọng lượng 87,6 tấn.

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, máy đào hầm lần này có thiết kế, chức năng tương tự máy đào hầm được vận chuyển qua Cảng Hoàng Diệu vào sáng 28/10/2020, với nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải.

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, máy đào hầm lần này có thiết kế, chức năng tương tự máy đào hầm được vận chuyển qua Cảng Hoàng Diệu vào sáng 28/10/2020, với nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải.

Chiếc máy do hãng Herrenkecht (Đức) sản xuất với chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn, với bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m.Theo thiết kế, mỗi ngày chiếc máy sẽ đào được khoảng 10m.

Chiếc máy do hãng Herrenkecht (Đức) sản xuất với chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn, với bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m.Theo thiết kế, mỗi ngày chiếc máy sẽ đào được khoảng 10m.

Sau khi lắp ráp xong, các máy đào hầm sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tới ga S12 – ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 4km. Khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp đến đấy.

Sau khi lắp ráp xong, các máy đào hầm sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tới ga S12 – ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 4km. Khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp đến đấy.

Dự kiến, ngày 15/1, sau khi hoàn tất thủ tục liên quan, robot đào hàm thứ 2 sẽ được vận chuyển về ga ngầm S9 Kim Mã (Hà Nội) để lắp đặt. Thời gian hoàn thành lắp đặt dự kiến vào tháng 4/2021.

Dự kiến, ngày 15/1, sau khi hoàn tất thủ tục liên quan, robot đào hàm thứ 2 sẽ được vận chuyển về ga ngầm S9 Kim Mã (Hà Nội) để lắp đặt. Thời gian hoàn thành lắp đặt dự kiến vào tháng 4/2021.

Dự kiến tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ khai thác thương mại trước đoạn trên cao dài 8,5 km vào cuối năm 2021, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8 - Đại học GTVT, 4 km đoạn đi ngầm còn lại sẽ khai thác vào cuối năm 2022.

Dự kiến tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ khai thác thương mại trước đoạn trên cao dài 8,5 km vào cuối năm 2021, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8 - Đại học GTVT, 4 km đoạn đi ngầm còn lại sẽ khai thác vào cuối năm 2022.

Sáng 28/10/2020, tàu Kong Que Song chở các bộ phận của robot đào hầm đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội cập Cảng Hoàng Diệu. Toàn bộ lô hàng bao gồm 26 kiện với tổng trọng lượng lên tới 788 tấn.

Sáng 28/10/2020, tàu Kong Que Song chở các bộ phận của robot đào hầm đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội cập Cảng Hoàng Diệu. Toàn bộ lô hàng bao gồm 26 kiện với tổng trọng lượng lên tới 788 tấn.

Nguyễn Huệ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-robot-dao-ham-du-an-duong-sat-nhon-ga-ha-noi-cap-cang-hai-phong-ar590295.html