Robot sát thủ chiến trường Marker Nga không được như kỳ vọng

Robot sát thủ chiến trường Marker Nga không được biên chế để sử dụng rộng rãi do loại vũ khí này dễ bị tổn thương trước tác chiến điện tử đối phương.

Cho dù truyền thông Nga và nhà sản xuất đều ca ngợi robot sát thủ chiến trường Marker là dòng vũ khí mang tính cách mạng, tuy nhiên thực tế chúng không được biên chế với số lượng lớn.

Giải thích về điều này, Giám đốc Công nghệ Android NPO, Dudorov nói rằng, là do robot này dễ bị tổn thương bởi tác chiến điện tử của đối phương.

“Chúng dễ bị áp chế bởi tác chiến điện tử, có thể đột ngột ngừng lại và từ chối khởi động tiếp", ông Dudorov nói.

"Robot Marder cần được cải tiến để có thể chống chịu tốt hơn trước tác chiến điện tử của đối phương", ông Dudorov nhấn mạnh.

Việc bị tác chiến điện tử áp chế dẫn tới robot không thể hoạt động, hoặc tệ hơn là chúng quay lại tấn công quân mình là điều mà đội quân hiện đại nào cũng lo sợ.

Robot sát thủ chiến trường Marker được Nga chế tạo với mục đích hỗ trợ tác chiến cho các các lực lượng mặt đất. Chúng có thể triển khai nhiều chủng loại vũ khí khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ.

Marker là sản phẩm của công ty Android Technics phối hợp với Quỹ Nghiên cứu tiên tiến Nga.

Được biết dự án robot chiến trường Marker bắt đầu được triển khai vào năm 2018.

Theo đó, mục tiêu của dự án là “chế tạo và tiến hành phát triển toàn diện các công nghệ và các yếu tố cơ bản của robot tác chiến trên mặt đất”.

Sản phẩm lần đầu tiên ra mắt công chúng vào tháng 10/2019 tại bãi thử Magnitogorsk.

Trong buổi ra mắt, robot Marker đã thể hiện khả năng tự động lập kế hoạch tuyến đường và tự động di chuyển trong điều kiện đô thị hay trên địa hình gồ ghề.

Ông Oleg Martyanov, một trong những lãnh đạo của dự án cho biết, một đặc điểm quan trọng của robot Marker là thiết kế dạng module đặc biệt.

“Các nhà phát triển đã giới thiệu một tổ hợp robot được thiết kế linh hoạt dạng module, từ đó có thể nhanh chóng lắp đặt các hệ thống trinh sát và vũ khí cho từng nhiệm vụ”, ông Oleg Martyanov nói.

Robot Marker có khả năng thực hiện các nhiệm vụ ở cả chế độ điều khiển bằng sóng vô tuyến và chế độ tự động.

Các nhà phát triển có ý định tăng mức độ tự động cho robot này để chúng có thể tự thự hiện nhiệm vụ mà không cần quá nhiều sự can thiệp từ con người.

Các nhà phát triển có ý định tăng mức độ tự động cho robot này để chúng có thể tự thự hiện nhiệm vụ mà không cần quá nhiều sự can thiệp từ con người.

Nền tảng Marker chiến đấu được trang bị 2 máy bay không người lái (UAV). Theo đó một UAV được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ lập bản đồ, tìm kiếm và xác định mục tiêu, làm rõ các tuyến đường di chuyển và tạo bức tranh địa hình 3D.

Nền tảng Marker chiến đấu được trang bị 2 máy bay không người lái (UAV). Theo đó một UAV được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ lập bản đồ, tìm kiếm và xác định mục tiêu, làm rõ các tuyến đường di chuyển và tạo bức tranh địa hình 3D.

UAV còn lại thực hiện nhiệm vụ tấn công, bao gồm phát hiện mục tiêu, xác định mục tiêu, từ đó liên kết với robot chiến trường dưới mặt đất để phối hợp tiêu diệt mục tiêu.

UAV còn lại thực hiện nhiệm vụ tấn công, bao gồm phát hiện mục tiêu, xác định mục tiêu, từ đó liên kết với robot chiến trường dưới mặt đất để phối hợp tiêu diệt mục tiêu.

Ngoài tấn công mặt đất, robot Marker còn được trang bị một trạm radar có thể nhận dạng mục tiêu trên không.

Ngoài tấn công mặt đất, robot Marker còn được trang bị một trạm radar có thể nhận dạng mục tiêu trên không.

Sau khi phát hiện, mục tiêu sẽ bị robot Market theo dõi bằng quang học và dùng vũ khí tấn công.

Sau khi phát hiện, mục tiêu sẽ bị robot Market theo dõi bằng quang học và dùng vũ khí tấn công.

Nga đặt rất nhiều hy vọng vào robot chiến trường Marker đầy triển vọng này, bởi nó có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Nga đặt rất nhiều hy vọng vào robot chiến trường Marker đầy triển vọng này, bởi nó có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/robot-sat-thu-chien-truong-marker-nga-khong-duoc-nhu-ky-vong-post552130.antd