Romania mua UAV 'sát thủ' Bayraktar TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ Quốc phòng Romania thông báo ký hợp đồng mua UAV 'sát thủ' Bayraktar TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Dòng máy bay chiến đấu không người lái này đã thể hiện xuất sắc trong các cuộc xung đột đang diễn ra.

Bộ Quốc phòng Romania đã trao một hợp đồng mua sắm UAV "sát thủ" Bayraktar TB-2 cho nhà thầu công nghiệp quốc phòng Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo đó, số lượng UAV trị giá 321 triệu USD sẽ sớm được sản xuất và chuyển giao cho Không quân Romania tại căn cứ không quân số 93 ở Timisoara.

Nhờ màn thể hiện vượt trội tại các điểm nóng xung đột đang diễn ra, các sản phẩm của nhà sản xuất máy bay không người lái Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ đang nhận được sự quan tâm của các khách hàng từ khắp nơi trên thế giới..

Ông Selcuk Bayraktar, người điều hành nhà sản xuất Baykar ở Istanbul, khẳng định các máy bay không người lái của họ là một minh chứng cho thấy công nghệ đã cách mạng hóa chiến tranh hiện đại như thế nào.

"UAV Bayraktar TB2 đang làm những gì nó phải làm - hạ gục các hệ thống phòng không, hệ thống pháo và xe bọc thép tiên tiến nhất thế giới. Cả thế giới đang muốn là khách hàng của chúng tôi", ông Bayraktar, con rể của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts chia sẻ hồi tháng 9/2022.

Tại những điểm nóng xung đột đang diễn ra, UAV Bayraktar TB2 đã cho thấy sức mạnh khi chúng có thể tiêu diệt đa chủng loại mục tiêu.

Từ tàu chiến nhỏ, xe tăng, thiết giáp, xe nhiên liệu cho đến công sự đối phương.

Từ tàu chiến nhỏ, xe tăng, thiết giáp, xe nhiên liệu cho đến công sự đối phương.

Thực tế cho thấy với đơn giá chỉ khoảng 5 triệu USD một chiếc, UAV Bayraktar TB2 đã chứng tỏ "xứng đáng đến từng xu" .

Trong một số trường hợp hiếm hoi, UAV Bayraktar TB2 còn phục kích tiêu diệt cả trực thăng đổ quân của đối phương. \

Không ít nhà quan sát nhận định rằng, UAV Bayraktar TB2 đã đóng vai trò quan trọng trong việc xoay chuyển cục diện chiến trường trong những thời điểm nhất định.

Máy bay tấn công không người lái Bayraktar TB2 đánh dấu bước nhảy vọt của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đây được coi là môt trong các UAV chiến đấu mạnh nhất thế giới.

Tại chiến trường Syria, dòng UAV này đóng vai trò chủ lực trong phi đội máy bay tấn công không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào quân đội Syria.

UAV Bayraktar TB2 có thể mang theo bốn tên lửa chống tăng UMTAS cũng do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.

Mỗi quả tên lửa UMTAS có trọng lượng hơn 37 kg và được gắn hai bên cánh của UAV Bayraktar TB2. UMTAS có đường kính khoảng 160mm với tầm bắn tối thiểu là 500m và tối đa là 8.000m.

Mỗi quả tên lửa UMTAS có trọng lượng hơn 37 kg và được gắn hai bên cánh của UAV Bayraktar TB2. UMTAS có đường kính khoảng 160mm với tầm bắn tối thiểu là 500m và tối đa là 8.000m.

Ngoài ra UAV này còn có khả năng mang theo các loại tên lửa khác như MAM-C, MAM-L với sức công phá cũng rất đáng nể.

Nhằm tránh cho việc UAV Bayraktar TB2 bị tấn công bởi hệ thống phòng không vác vai của đối phương, nhà phát triển khuyến cáo các bên sử dụng nên cho chúng bay ở độ cao trên 5.000 m.

Được biết loại máy bay không người lái này được phát triển bởi kỹ sư Selcuk Bayraktar, cựu sinh viên Học viện MIT của Mỹ.

Ông Selcuk Bayraktar đã phát triển UAV Bayraktar TB2 sau khi Washington từ chối bán UAV MQ-9 cho Ankara.

UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ được hoàn thiện với sự giúp đỡ công nghệ từ các nước như Áo, Canada, Đức và Anh.

Cụ thể, chúng đang sử dụng động cơ do tập đoàn Rotax của Áo sản xuất, cảm biến quang điện tử do hãng Wescam của Canada hoặc hãng Hensoldt của Đức sản xuất, còn giá treo vũ khí lại do một hãng đến từ Anh chế tạo.

UAV Bayraktar TB2 có thiết kế với cánh đuôi hình chữ V ngược kế hợp với phần đuôi dọc chạy dài, ở giữa là cánh quạt đẩy.

Kiểu thiết kế này giúp cho UAV Bayraktar TB2 hoạt động ổn định và tiết kiệm nhiên liệu. Chúng có thể hoạt động liên tục trên không trong 27 giờ.

Một hệ thống tác chiến hoàn chỉnh của dòng máy bay chiến đấu không người lái này sẽ bao gồm 6 UAV Bayraktar TB2, 2 trạm điều khiển mặt đất cùng các hệ thống phát - thu sóng đa kênh điều khiển.

Mỗi chiếc UAV Bayraktar TB2 được trang bị hệ thống điện tử hàng không với 3 kênh thu phát tín hiệu điều khiển dự phòng.

Các hệ thống điện tử hàng không với thuật toán thông minh được mã hóa cho phép UAV chiến đấu hoạt động một cách tự động.

Khả năng hoạt động cách xa trạm điều khiển tới 150 km, phạm vi hoạt động nếu điều khiển qua vệ tinh sẽ càng lớn hơn, vì thế rất thuận lợi trong sử dụng chiến đấu.

Với tốc độ bay lên tới 130 km/h, độ cao hoạt động tối đa có thể lên tới 8.200 m và có tải trọng vũ khí lên tới 150kg, UAV Bayraktar TB2 từng nhiền lần được giới chuyên gia khen ngợi.

UAV Bayraktar TB2 cũng giúp cho danh tiếng nền công nghiệp vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ lên cao và xuất khẩu được nhiều vũ khí.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/romania-mua-uav-sat-thu-bayraktar-tb-2-cua-tho-nhi-ky-post538502.antd