Ếch phi tiêu độc là loài có thân sặc sỡ, thuộc họ ếch Dendrobatidae. Chúng sống ở vùng Trung, Nam Phi và Hawaii. Với chiều dài khoảng 5 cm, chúng tiết ra batrachotoxin, chất độc có thể ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh tới các cơ, gây tê liệt và tử vong.
Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc có kích cỡ, trọng lượng lớn nhất thế giới. Chiều dài của chúng có thể lên tới 5,7 m. Chúng sống ở các khu rừng tại Ấn Độ và Trung Quốc. Nọc độc của chúng rất nguy hiểm. Khi chất độc ngấm vào cơ thể sống, nó sẽ gây tử vong trong thời gian ngắn. 7 ml nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết một con voi hoặc 20 người.
Cá nóc thường có ở vùng biển nhiệt đới trên toàn cầu, đặc biệt là Nhật, Trung Quốc và Philippines. Chúng được sử dụng làm món fugu ở Nhật, nhưng chỉ các đầu bếp được đào tạo bài bản mới được phép nấu. Chất tetrodotoxin trong cá có thể gây chóng mặt, nôn mửa, loạn nhịp, khó thở, liệt cơ. Nếu bạn không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Bạch tuộc nhẫn xanh có những đốm màu xanh đen rất đẹp. Chúng sở hữu loại nọc độc vô phương cứu chữa. Những người bị chúng cắn sẽ chết chỉ trong 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc.
Sứa hộp (lớp Cubozoa) không xương sống, đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng đã cướp sinh mạng của 5.567 người từ năm 1954 đến nay. Chất độc của chúng tấn công hệ tim mạch, thần kinh và các tế bào da nhanh chóng, khiến mục tiêu chết ngay lập tức.
Ốc sên Marbled Cone là loài động vật thân mềm có nọc độc khủng khiếp nhất hành tinh. Một giọt nước dãi của chúng có thể giết ít nhất 200 người. Dãi của Marbled Cone có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ.
Bọ cạp Stalker có màu vàng nhạt, thường xuyên xuất hiện ở vùng Trung Đông và Bắc Phi. Nọc độc của chúng làm suy hô hấp. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc dị ứng có thể chết chỉ vì một vết cắn của chúng.
Cá mặt quỷ (Synanceia) có bề ngoài to, xù xì và rất độc. Người ta gọi chúng là “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, thần kinh và cơ trơn của tim ở người.
Theo Tuệ Anh/Zing