Rộn ràng phố ông đồ TP.HCM

Cứ vào mỗi dịp Tết đến xuân về, đường mai vàng và phố ông đồ ở khu vực xung quanh Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1 lại trở thành địa điểm được các bạn trẻ quan tâm và chờ đợi. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô ghi nhận không khí rộn ràng đón xuân qua chùm ảnh.

 Từ ngày 5/1, khu vực xung quanh Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM (đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1) bắt đầu rộn ràng không khí Tết với Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023. Cả một khu vực rực rỡ ánh vàng với hơn 100 gốc mai vàng, cùng nhiều tiểu cảnh mùa xuân, phố ông đồ.

Từ ngày 5/1, khu vực xung quanh Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM (đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1) bắt đầu rộn ràng không khí Tết với Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023. Cả một khu vực rực rỡ ánh vàng với hơn 100 gốc mai vàng, cùng nhiều tiểu cảnh mùa xuân, phố ông đồ.

Lễ hội Tết Việt Quỹ Mão 2023 có chủ đề “Thành phố tôi yêu”, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Phố ông đồ; không gian vườn mai ngày tết; các chương trình nghệ thuật; các hoạt động chăm lo tết, các sự kiện tình nguyện… Lễ hội sẽ kéo dài đến hết Mùng 5 tết, tuy nhiên các hoạt động diễn ra chủ yếu trong vòng 15 ngày (từ 14 đến hết 29 tháng Chạp), sau đó chỉ còn lại không gian đường mai, phố ông đồ… để mọi người đến thưởng lãm và chụp hình.

Lễ hội Tết Việt Quỹ Mão 2023 có chủ đề “Thành phố tôi yêu”, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Phố ông đồ; không gian vườn mai ngày tết; các chương trình nghệ thuật; các hoạt động chăm lo tết, các sự kiện tình nguyện… Lễ hội sẽ kéo dài đến hết Mùng 5 tết, tuy nhiên các hoạt động diễn ra chủ yếu trong vòng 15 ngày (từ 14 đến hết 29 tháng Chạp), sau đó chỉ còn lại không gian đường mai, phố ông đồ… để mọi người đến thưởng lãm và chụp hình.

Phố ông đồ tái hiện lại khung cảnh những ông đồ xưa ngồi viết chữ cho khách lại qua. Sẽ có gần 50 ông đồ trẻ với mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ tết xưa được sắp đặt dọc mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai… Khách đến có thể “xin chữ” để gửi gắm những ước nguyện ngày xuân.

Phố ông đồ tái hiện lại khung cảnh những ông đồ xưa ngồi viết chữ cho khách lại qua. Sẽ có gần 50 ông đồ trẻ với mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ tết xưa được sắp đặt dọc mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai… Khách đến có thể “xin chữ” để gửi gắm những ước nguyện ngày xuân.

Không gian phố ông đồ vừa là nơi giúp cho khách tham quan du xuân, xin chữ vừa là nơi giúp cho các "ông đồ", "bà đồ" trẻ rèn luyện được khả năng thư pháp của mình. Qua đó, giúp cho hình ảnh "ông đồ" nói riêng và văn hóa dân gian Việt Nam nói chung in dấu trong giới trẻ.

Không gian phố ông đồ vừa là nơi giúp cho khách tham quan du xuân, xin chữ vừa là nơi giúp cho các "ông đồ", "bà đồ" trẻ rèn luyện được khả năng thư pháp của mình. Qua đó, giúp cho hình ảnh "ông đồ" nói riêng và văn hóa dân gian Việt Nam nói chung in dấu trong giới trẻ.

Hình ảnh ông đồ được thể hiện giống như câu thơ trong bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên: "Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực Tàu, giấy đỏ. Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài. Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa, rồng bay...".

Hình ảnh ông đồ được thể hiện giống như câu thơ trong bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên: "Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực Tàu, giấy đỏ. Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài. Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa, rồng bay...".

Phố ông đồ cũng thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh cùng những bộ áo dài truyền thống rực rỡ.

Phố ông đồ cũng thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh cùng những bộ áo dài truyền thống rực rỡ.

Đến tham quan và chụp ảnh tại phố ông đồ, chị Minh Anh (23 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ, phố ông đồ đã tái hiện lại khung cảnh các "cụ đồ" cho chữ xuân ngày xưa, giúp cho những thế hệ trẻ như chị có thể liên tưởng lại những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của cha ông ta, qua đó giúp giáo dục giới trẻ biết quý trọng văn hóa dân gian của Việt Nam.

Đến tham quan và chụp ảnh tại phố ông đồ, chị Minh Anh (23 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ, phố ông đồ đã tái hiện lại khung cảnh các "cụ đồ" cho chữ xuân ngày xưa, giúp cho những thế hệ trẻ như chị có thể liên tưởng lại những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của cha ông ta, qua đó giúp giáo dục giới trẻ biết quý trọng văn hóa dân gian của Việt Nam.

Phố ông đồ cũng thu hút nhiều trẻ em đến tham quan cùng với cha mẹ. Các em được trải nghiệm các trò chơi dân gian, đồ chơi dân gian và văn hóa dân gian của Việt Nam. Qua đó, giúp các em được tiếp cận và trân trọng văn hóa tươi đẹp của cha ông xưa.

Phố ông đồ cũng thu hút nhiều trẻ em đến tham quan cùng với cha mẹ. Các em được trải nghiệm các trò chơi dân gian, đồ chơi dân gian và văn hóa dân gian của Việt Nam. Qua đó, giúp các em được tiếp cận và trân trọng văn hóa tươi đẹp của cha ông xưa.

Bên cạnh phố ông đồ được trưng bày xung quanh Nhà văn hóa Thanh niên, còn có khoảng 100 gốc mai bao phủ mặt tiền Phạm Ngọc Thạch và trong sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên. Ngoài ra, không gian ngày Tết còn sắp đặt các gian hàng được dựng lên bằng cây đước, lá dừa…

Bên cạnh phố ông đồ được trưng bày xung quanh Nhà văn hóa Thanh niên, còn có khoảng 100 gốc mai bao phủ mặt tiền Phạm Ngọc Thạch và trong sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên. Ngoài ra, không gian ngày Tết còn sắp đặt các gian hàng được dựng lên bằng cây đước, lá dừa…

Nhiều hoạt động dân gian ngày Tết được tái hiện như: nặn tò he, làm tranh nghệ thuật xoắn giấy, thủ công mỹ nghệ... cũng sẽ xuất hiện tại đây, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho người dân, du khách trong những ngày Tết.

Nhiều hoạt động dân gian ngày Tết được tái hiện như: nặn tò he, làm tranh nghệ thuật xoắn giấy, thủ công mỹ nghệ... cũng sẽ xuất hiện tại đây, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho người dân, du khách trong những ngày Tết.

Ngoài phố ông Đồ còn diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa khác như "Chuyến xe mùa xuân”, “Chuyến xe sum vầy” hỗ trợ sinh viên, công nhân về quê đón Tết, họp mặt “Sinh viên đón Tết xa nhà”; chương trình “Nghĩa tình mùa xuân”… càng làm cho những ngày Tết thêm ấm áp, nghĩa tình, đoàn viên.

Ngoài phố ông Đồ còn diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa khác như "Chuyến xe mùa xuân”, “Chuyến xe sum vầy” hỗ trợ sinh viên, công nhân về quê đón Tết, họp mặt “Sinh viên đón Tết xa nhà”; chương trình “Nghĩa tình mùa xuân”… càng làm cho những ngày Tết thêm ấm áp, nghĩa tình, đoàn viên.

Minh Tuấn

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/ron-rang-pho-ong-do-tphcm-151058.html