Rộn ràng phơi miến dong trên khắp cánh đồng xã Minh Khai

Miến dong xã Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) từ lâu đã trở thành một đặc sản có thương hiệu nổi tiếng khắp mọi miền. Từ 4 giờ sáng, khi mặt trời còn chưa ló rạng, người dân nơi đây đã thức dậy tráng bánh, cắt miến, chuẩn bị cho ra những mẻ miến mới, đem phơi cho kịp nắng… Tiếng cười nói rôm rả xen lẫn những giọt mồ hôi và mùi thơm đặc trưng của dong riềng tạo nên nét đẹp riêng có cho vùng quê nơi đây.

 Theo người dân trong xã, Minh Khai là nơi làm miến đầu tiên của nước ta, sau này mới xuất hiện làng miến ở Cự Đà, làng So (Quốc Oai)… trải qua những thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn đã và đang giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương.

Theo người dân trong xã, Minh Khai là nơi làm miến đầu tiên của nước ta, sau này mới xuất hiện làng miến ở Cự Đà, làng So (Quốc Oai)… trải qua những thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn đã và đang giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương.

 Đến nay ở xã Minh Khai mặc dù số hộ làm nghề đã giảm so với trước nhưng không khí sản xuất vẫn tấp nập. Điều đó khẳng định lòng yêu nghề cha ông để lại cũng như hiệu quả kinh tế mà nghề truyền thống mang lại.

Đến nay ở xã Minh Khai mặc dù số hộ làm nghề đã giảm so với trước nhưng không khí sản xuất vẫn tấp nập. Điều đó khẳng định lòng yêu nghề cha ông để lại cũng như hiệu quả kinh tế mà nghề truyền thống mang lại.

 Những ngày này, các hộ gia đình phơi miến khắp khu cánh đồng của làng. Những giàn phơi bằng sắt, bằng tre, nứa… được người dân dựng lên vừa khít với khuôn các phên bánh, đảm bảo độ sạch, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn trong quá trình phơi.

Những ngày này, các hộ gia đình phơi miến khắp khu cánh đồng của làng. Những giàn phơi bằng sắt, bằng tre, nứa… được người dân dựng lên vừa khít với khuôn các phên bánh, đảm bảo độ sạch, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn trong quá trình phơi.

 Gia đình ông Đỗ Đăng Thưởng là một trong những hộ gắn bó lâu nhất với nghề sản xuất miến. Những năm qua, đều đặn mỗi ngày, vợ chồng ông vẫn duy trì làm ra những sợi miến. Mỗi ngày gia đình ông làm hơn 1 tấn bột, cho ra được 700 - 800kg miến, cung cấp ra thị trường.

Gia đình ông Đỗ Đăng Thưởng là một trong những hộ gắn bó lâu nhất với nghề sản xuất miến. Những năm qua, đều đặn mỗi ngày, vợ chồng ông vẫn duy trì làm ra những sợi miến. Mỗi ngày gia đình ông làm hơn 1 tấn bột, cho ra được 700 - 800kg miến, cung cấp ra thị trường.

 Nguyên liệu làm miến là bột củ rong riềng nguyên chất. Để làm được một mẻ miến, người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn như củ rong riềng đem xay, lộc lấy bột sau đó khuấy thành hồ, đem tráng ra bánh, phơi bánh, thu về thái miến đến đủ độ khô… Nghề làm miến vất vả , người dân phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp cho ra lò những mẻ miến, tranh thủ nắng để phơi, phơi trong vài giờ là được một mẻ miến mới.

Nguyên liệu làm miến là bột củ rong riềng nguyên chất. Để làm được một mẻ miến, người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn như củ rong riềng đem xay, lộc lấy bột sau đó khuấy thành hồ, đem tráng ra bánh, phơi bánh, thu về thái miến đến đủ độ khô… Nghề làm miến vất vả , người dân phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp cho ra lò những mẻ miến, tranh thủ nắng để phơi, phơi trong vài giờ là được một mẻ miến mới.

 Trước đây miến nơi đây được làm thủ công, sản xuất với số lượng ít, hầu hết là các hộ gia đình làm nhỏ lẻ. Ngày nay, với số lượng sản xuất nhiều, các hộ gia đình áp dụng máy móc để đáp ứng đủ sản lượng cung cấp ra thị trường.

Trước đây miến nơi đây được làm thủ công, sản xuất với số lượng ít, hầu hết là các hộ gia đình làm nhỏ lẻ. Ngày nay, với số lượng sản xuất nhiều, các hộ gia đình áp dụng máy móc để đáp ứng đủ sản lượng cung cấp ra thị trường.

 Sản phẩm miến của làng ngày nay không chỉ phục vụ người dân trong xã mà có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố khác, trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.

Sản phẩm miến của làng ngày nay không chỉ phục vụ người dân trong xã mà có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố khác, trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.

N. Hoa - P.Ngân

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/ron-rang-phoi-mien-dong-tren-khap-canh-dong-xa-minh-khai-108863.html