Rùa câu trộm ở Hồ Gươm thuộc loài gì, có quý hiếm?

Theo nhà nghiên cứu lâu năm về rùa Hồ Gươm PGS Hà Đình Đức, cá thể rùa câu trộm ở Hồ Gươm có thể là rùa Núi nâu, không phải hậu duệ của 'cụ rùa'. Đây là loài rùa cạn lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới.

Mới đây, người dân phát hiện một nam thanh niên tên là Thái Hữu Hanh (sinh năm 1978, quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giữ một cá thể rùa nặng khoảng 15 kg tại khu vực hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó, nam thanh niên đã bị lực lượng an ninh đưa về trụ sở Công an phường Hàng Trống làm việc. Anh Hanh khai, chiều 16/12 đi với một thanh niên khác ra Hồ Gươm, người này thả dây cước gắn lưỡi câu câu rùa. Khi rùa nổi lên mặt nước, bị người dân phát hiện nên nam thanh niên kia bỏ chạy. Còn Hanh chỉ bế rùa lên bờ, chứ không phải là người trực tiếp câu. Anh Hanh được yêu cầu viết cam đoan, cam kết không tái phạm hành vi nêu trên và không xử phạt hành chính.

Mới đây, người dân phát hiện một nam thanh niên tên là Thái Hữu Hanh (sinh năm 1978, quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giữ một cá thể rùa nặng khoảng 15 kg tại khu vực hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó, nam thanh niên đã bị lực lượng an ninh đưa về trụ sở Công an phường Hàng Trống làm việc. Anh Hanh khai, chiều 16/12 đi với một thanh niên khác ra Hồ Gươm, người này thả dây cước gắn lưỡi câu câu rùa. Khi rùa nổi lên mặt nước, bị người dân phát hiện nên nam thanh niên kia bỏ chạy. Còn Hanh chỉ bế rùa lên bờ, chứ không phải là người trực tiếp câu. Anh Hanh được yêu cầu viết cam đoan, cam kết không tái phạm hành vi nêu trên và không xử phạt hành chính.

Qua đối chiếu với hình dáng mai (mai cứng), xem hình ảnh về cá thể rùa câu trộm ở Hồ Gươm, PGS.TS Hà Đình Đức nhận định đây là rùa núi nâu, không phải hậu duệ của "cụ rùa" Hồ Gươm.

Qua đối chiếu với hình dáng mai (mai cứng), xem hình ảnh về cá thể rùa câu trộm ở Hồ Gươm, PGS.TS Hà Đình Đức nhận định đây là rùa núi nâu, không phải hậu duệ của "cụ rùa" Hồ Gươm.

Rùa núi nâu có tên khoa học là Manouria emys, còn được gọi là rùa nâu Châu Á, là loài rùa cạn lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Trọng lượng của con trưởng thành khoảng 25kg trong điều kiện tự nhiên và có thể lớn hơn rất nhiều nếu nuôi nhốt ở các khu bảo tồn.

Rùa núi nâu có tên khoa học là Manouria emys, còn được gọi là rùa nâu Châu Á, là loài rùa cạn lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Trọng lượng của con trưởng thành khoảng 25kg trong điều kiện tự nhiên và có thể lớn hơn rất nhiều nếu nuôi nhốt ở các khu bảo tồn.

Loài rùa to lớn này có các mảnh sừng thu gọn, kỳ lạ ở ngực trên phần yếm của nó, đứng tách biệt hẳn. Mỗi bên sườn có các vảy to có gai. Mai và các bộ phận mềm màu xám nâu đậm, đôi khi có các vệt màu vàng mờ ở chính giữa mỗi mảnh sừng trên mai.

Loài rùa to lớn này có các mảnh sừng thu gọn, kỳ lạ ở ngực trên phần yếm của nó, đứng tách biệt hẳn. Mỗi bên sườn có các vảy to có gai. Mai và các bộ phận mềm màu xám nâu đậm, đôi khi có các vệt màu vàng mờ ở chính giữa mỗi mảnh sừng trên mai.

Con đực gần giống như con cái. Rùa con có các mảnh sừng ít nhô ra hơn, và các mảnh sừng ở sống lưng và cạnh rìa có thể hơi lõm vào.

Con đực gần giống như con cái. Rùa con có các mảnh sừng ít nhô ra hơn, và các mảnh sừng ở sống lưng và cạnh rìa có thể hơi lõm vào.

Đúng như tên gọi rùa núi nâu, toàn thân của loài rùa cạn này được bao phủ bởi màu nâu đất hoặc xám đen. Phần đầu có kích thước vừa phải, mõm hơi nhọn.

Đúng như tên gọi rùa núi nâu, toàn thân của loài rùa cạn này được bao phủ bởi màu nâu đất hoặc xám đen. Phần đầu có kích thước vừa phải, mõm hơi nhọn.

Mai của rùa núi nâu tương đối thấp, có các vảy hình lục giác màu nâu đất. Những đường chỉ chạy bên trong mỗi vảy tạo thành các hình đồng tâm. Ở xung quanh viền mai, các vảy sẽ tạo thành nhưng hình răng cưa.

Mai của rùa núi nâu tương đối thấp, có các vảy hình lục giác màu nâu đất. Những đường chỉ chạy bên trong mỗi vảy tạo thành các hình đồng tâm. Ở xung quanh viền mai, các vảy sẽ tạo thành nhưng hình răng cưa.

Các chi trước của rùa núi nâu thường có kích thước lớn hơn các chi sau và được phủ bởi lớp vảy khá to. Mỗi chân thường có 4 hoặc 5 móng vuốt sắc nhọn. Bàn chân sau của loài rùa cạn này khá rộng, giúp chúng đứng vững trong quá trình di chuyển.

Các chi trước của rùa núi nâu thường có kích thước lớn hơn các chi sau và được phủ bởi lớp vảy khá to. Mỗi chân thường có 4 hoặc 5 móng vuốt sắc nhọn. Bàn chân sau của loài rùa cạn này khá rộng, giúp chúng đứng vững trong quá trình di chuyển.

Phần yếm dưới bụng của rùa núi nâu thường có màu vàng nâu hoặc nâu sẫm. Phần giữa khá phẳng, lõm ở đầu và phía đuôi. Cũng giống như các loài rùa khác, đuôi của những cá thể rùa đực sẽ dài hơn con cái. Đây cũng chính là cơ quan sinh dục của con đực.

Phần yếm dưới bụng của rùa núi nâu thường có màu vàng nâu hoặc nâu sẫm. Phần giữa khá phẳng, lõm ở đầu và phía đuôi. Cũng giống như các loài rùa khác, đuôi của những cá thể rùa đực sẽ dài hơn con cái. Đây cũng chính là cơ quan sinh dục của con đực.

Rùa núi nâu thường phân bố chủ yếu ở một số nước Nam Á và Đông Nam Á. Cụ thể là các nước Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Indonesia và Việt Nam. Môi trường sống của rùa núi nâu là ở khu vực rừng nhiệt đới, các cao nguyên. Nhiệt độ tốt nhất để chúng sinh sống là từ 13 đến 29 độ C và độ ẩm khoảng 60 đến 100%. Rùa núi nâu thường sinh sống ở những nơi gần nguồn nước như ao, suối và chúng không bao giờ đi quá xa những khu vực này. Khi khí hậu quá nóng thì chúng thường chui vào các khu đất ẩm hoặc dưới lớp lá cây.

Rùa núi nâu thường phân bố chủ yếu ở một số nước Nam Á và Đông Nam Á. Cụ thể là các nước Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Indonesia và Việt Nam. Môi trường sống của rùa núi nâu là ở khu vực rừng nhiệt đới, các cao nguyên. Nhiệt độ tốt nhất để chúng sinh sống là từ 13 đến 29 độ C và độ ẩm khoảng 60 đến 100%. Rùa núi nâu thường sinh sống ở những nơi gần nguồn nước như ao, suối và chúng không bao giờ đi quá xa những khu vực này. Khi khí hậu quá nóng thì chúng thường chui vào các khu đất ẩm hoặc dưới lớp lá cây.

Cũng giống như một số loài rùa cạn khác, số lượng rùa núi nâu cũng đang giảm nhanh chóng. Ở Châu Á, rùa thường bị săn bắt để sử dụng vào mục đích làm món ăn và thuốc chữa bệnh. Đây là một loài động vật có giá trị khá cao nên thường là mục tiêu của những kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép. Rùa núi nâu được kê vào nhóm động vật nguy cấp nghiêm trọng của Sách Đỏ IUCN và phụ lục II trong công ước CITES. Đây là một trong những loài rùa trên cạn đang bị đe dọa bỏ việc tiêu thụ quá mức. Do đó, cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ loài rùa núi nâu quý hiếm và các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Cũng giống như một số loài rùa cạn khác, số lượng rùa núi nâu cũng đang giảm nhanh chóng. Ở Châu Á, rùa thường bị săn bắt để sử dụng vào mục đích làm món ăn và thuốc chữa bệnh. Đây là một loài động vật có giá trị khá cao nên thường là mục tiêu của những kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép. Rùa núi nâu được kê vào nhóm động vật nguy cấp nghiêm trọng của Sách Đỏ IUCN và phụ lục II trong công ước CITES. Đây là một trong những loài rùa trên cạn đang bị đe dọa bỏ việc tiêu thụ quá mức. Do đó, cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ loài rùa núi nâu quý hiếm và các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Mời quý vị xem video: Cụ rùa Hồ Gươm trong khu chữa trị trên tháp rùa

Lưu Thoa (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/rua-cau-trom-o-ho-guom-thuoc-loai-gi-co-quy-hiem-1318378.html