Rùng mình diện mạo sát thủ săn mồi từng thống trị đại dương
Anomalocaris là một trong những sinh vật săn mồi cổ xưa và kỳ lạ nhất từng tồn tại. Tên của nó có nghĩa là 'con tôm kỳ lạ', và nó đã từng thống trị đại dương trong kỷ Cambri cách đây hơn 500 triệu năm.

1. Anomalocaris là động vật săn mồi đầu tiên có kích thước lớn. Với chiều dài lên tới 1 mét – khá khổng lồ so với các sinh vật biển Cambri – Anomalocaris được xem là “sát thủ đại dương” thời đó. Ảnh: Pinterest.

2. Tên gọi “Anomalocaris” có nghĩa là “con tôm kỳ lạ”. Khi mới được phát hiện, các bộ phận cơ thể của nó bị nhầm lẫn là các sinh vật khác nhau, dẫn đến cái tên mô tả sự “kỳ lạ” đó. Ảnh: Pinterest.

3. Nó sở hữu đôi mắt phức tạp với thị lực vượt trội. Mắt của Anomalocaris có cấu trúc ghép gồm hàng ngàn thấu kính nhỏ – tương tự như mắt côn trùng hiện đại – cho phép nó phát hiện chuyển động cực kỳ nhạy bén. Ảnh: Pinterest.

4. Hàm răng tròn của nó từng được cho là không thể cắn vỡ vỏ cứng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy Anomalocaris có thể săn cả những sinh vật có lớp vỏ như trilobite – một loài giáp xác phổ biến thời đó. Ảnh: Pinterest.

5. Cấu tạo cơ thể linh hoạt giúp nó bơi lượn như mực hoặc cá đuối. Các thùy bên cơ thể hoạt động như mái chèo, tạo nên chuyển động uyển chuyển và hiệu quả trong môi trường nước. Ảnh: Pinterest.

6. Anomalocaris không có chân hay vỏ cứng. Cơ thể của Anomalocaris mềm dẻo, giúp di chuyển nhanh và linh hoạt hơn so với nhiều loài cùng thời có vỏ ngoài bảo vệ. Ảnh: Pinterest.

7. Cánh tay “gắp mồi” trước miệng là vũ khí chủ lực. Hai chi phụ dài hình cong phía trước giúp nó túm lấy và đưa con mồi vào miệng tròn nằm dưới bụng. Ảnh: Pinterest.

8. Anomalocaris là biểu tượng cho “Đại bùng nổ kỷ Cambri”. Đây là thời kỳ sinh học phát triển vượt bậc với hàng loạt sinh vật mới xuất hiện – và Anomalocaris là một trong những loài nổi bật nhất trong thời kỳ này. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.