Rừng ngập mặn: Nguồn carbon xanh quý giá, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng

Nghiên cứu mới nhất về đo lường carbon rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã chứng minh khả năng của cộng đồng trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và khai thác giá trị kinh tế từ rừng.

Trao đổi khoa học "Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội.

Trao đổi khoa học "Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội.

Cộng đồng có thể tự đo đếm sinh khối, đưa ra được hệ số quy đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô của 3 loài Bần, Mắm, Đước bằng các phương pháp khoa học tin cậy. Đây là một kết quả quan trọng của hoạt động “Đo lường carbon rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng”, đóng góp vào việc xây dựng vào nội dung Hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn mới được Cục Lâm nghiệp ban hành tại Quyết định số 316/QĐ-LN-SXLN ngày 29/10/2024 để áp dụng cho toàn quốc.

Thông tin được chia sẻ tại buổi Trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu” diễn ra tại trường Đại học Lâm nghiệp tại Hà Nội sáng 9/11.

Sự kiện có sự tham dự của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, Chi Cục kiểm lâm Sóc Trăng và các địa phương có rừng ngập mặn ở khu vực phía Bắc cùng đông đảo các nhà khoa học, cộng đồng và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Trao đổi khoa học diễn ra gợi mở các lợi ích, ý nghĩa từ bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là sinh kế từ rừng ngập mặn.

Trao đổi khoa học diễn ra gợi mở các lợi ích, ý nghĩa từ bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là sinh kế từ rừng ngập mặn.

 Dự án thực hiện thí điểm tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã tiên phong trong việc đo lường carbon rừng ngập mặn, mở ra cánh cửa cho phát triển bền vững

Dự án thực hiện thí điểm tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã tiên phong trong việc đo lường carbon rừng ngập mặn, mở ra cánh cửa cho phát triển bền vững

Những kết quả cho thấy, cộng đồng tại Vĩnh Châu đã đạt được một thành tựu đáng kể khi tự đo đếm được lượng carbon trong rừng ngập mặn, từ đó có thêm cơ hội mới cho việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Những kết quả cho thấy, cộng đồng tại Vĩnh Châu đã đạt được một thành tựu đáng kể khi tự đo đếm được lượng carbon trong rừng ngập mặn, từ đó có thêm cơ hội mới cho việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

TS Phạm Văn Duẩn, Phó viện trưởng Viện Sinh thái rừng và Môi trường, trình bày tham luận tại trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu”

TS Phạm Văn Duẩn, Phó viện trưởng Viện Sinh thái rừng và Môi trường, trình bày tham luận tại trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu”

Nghiên cứu do Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam - AFV, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng đối tác và cộng đồng thực hiện tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng trong 2 năm (11/2022 - 10/2024) cho thấy: Trong số 3 loài cây Bần, Mắm, Đước thì lượng tăng trưởng carbon bình quân hàng năm của Mắm là cao nhất với 8,06 tấn/ha, trong khi đó Bần là 6,93 tấn/ha và Đước là 5,32 tấn/ha. Trung bình tăng trưởng toàn khu vực là 6,77 tấn/ha/năm (tương đương 24.8 tấn CO2/ha/năm) với giá trị kinh tế từ rừng có thể đem lại hàng năm là từ 5-10$/tấn CO2/ha (tương đương 124 - 248 $/ha/năm).

Kết quả này mở ra cơ hội cho cộng đồng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, về kinh tế xanh và tài chính cho các giải pháp thích ứng với BĐKH nắm bắt thêm được giá trị bảo vệ môi trường của rừng ngập mặn. Với tính khoa học, chính xác và khả năng ứng dụng cao, phương pháp đo tăng trưởng carbon của nghiên cứu này đã được Cục Lâm nghiệp thẩm định và sử dụng để xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm các-bon rừng ngập mặn. Đây là lần đầu tiên, một hướng dẫn chuyên ngành trong lĩnh vực này được ban hành, áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại cuộc Trao đổi.

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại cuộc Trao đổi.

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp nhấn mạnh: “Trường Đại học Lâm nghiệp là trường Đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp giao chủ trì, phụ trách xây dựng sổ tay dựng hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng ngập mặn.

Đây là một nhiệm vụ trọng yếu nhằm thống nhất kỹ thuật đánh giá sinh khối và lượng các-bon rừng ngập mặn ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tại Vĩnh Châu, chúng tôi tin tưởng rằng các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng có thể xây dựng được công cụ kỹ thuật cao cho ngành mình, mở ra cơ hội làm chủ các thảo luận và chính sách về tài chính khí hậu cấp khu vực và toàn cầu”.

Nghiên cứu và tập huấn cho cộng đồng nằm trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long - giai đoạn 1” (gọi tắt là dự án B4) được Bộ Khí hậu, Môi trường và Năng lượng Cộng hòa Áo thông qua Tổ chức Bánh mỳ Thế giới (BfdW) tài trợ và được Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, UBND thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng thực hiện.

Phát biểu tại chương trình, Nhà báo Tạ Việt Anh (Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam - AFV) cho biết: “Dự án có mục tiêu góp phần bảo vệ và tăng cường khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng phòng hộ ngập mặn ven biển ở 3 xã dự án thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thông qua các nỗ lực chung của cộng đồng và chính quyền địa phương; và cải thiện sinh kế của cộng đồng sinh sống trong các vùng đệm thông qua giao khoán rừng phòng hộ ngập mặn cho người dân với sự quản lý của Nhà nước để triển khai nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường”.

Nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam - AFV gợi mở giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng, bảo vệ rừng

Nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam - AFV gợi mở giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng, bảo vệ rừng

Theo Nhà báo Tạ Việt Anh, sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính từ việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng” (REDD+) được cho là cách tiếp cận mới nhằm mạng lại lợi ích tài chính từ việc lưu giữ các bon trong rừng.

Do đó, carbon có thể được nhìn nhận như một loại tài sản mới của hệ sinh thái rừng và có giá trị tiềm năng vì tạo ra thị trường và nguồn thu mới từ việc giảm phát thải hoặc tăng cường hấp thụ các-bon của rừng.

Vì vậy, hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm carbon rừng nằm trong kết quả 1 của dự án được lên kế hoạch nhằm xây dựng phương pháp, quy trình, đo lường, lấy mẫu và theo dõi các bon rừng. Kết quả của hoạt động này sẽ là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng, bảo vệ rừng.

Là người trực tiếp tham gia đo đếm carbon rừng, chị Lê Thị Nữ, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho cho biết: “Lúc đầu chúng tôi e ngại hoạt động này rất khó, carbon rừng là điều gì đó rất mơ hồ.

Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm carbon cùng với các chuyên gia của Viện sinh thái rừng và Môi trường và các cán bộ kiểm lâm Vĩnh Châu, bây giờ, chúng tôi đã rất thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng, đo lường được sinh trưởng của cây rừng. Cứ mỗi lần đo, chúng tôi lại so với kết quả của lần đo trước, thấy cây rừng lớn lên, chúng tôi rất vui, thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cho biết, dự án giai đoạn 2 sẽ sớm được tiếp tục thực hiện tại Việt Nam.

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cho biết, dự án giai đoạn 2 sẽ sớm được tiếp tục thực hiện tại Việt Nam.

Phát biểu kết luận và đáp từ, bà Hoàng Phương Thảo (Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam) cho biết: “Rõ ràng chúng ta nhìn thấy có rất nhiều các phương pháp đo khác nhau, tuy nhiên phương pháp đo được thảo luận trong tọa đàm ngày hôm nay đã cho nhìn thấy được những lý do rất cụ thể và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã rất ủng hộ vì tính khoa học và tính đáp ứng đối với cộng đồng cũng như tính có thể áp dụng lâu dài ở nhiều địa phương khác nhau tại Việt Nam.

Dự án giai đoạn 2 đã được Bộ Bảo vệ khí hậu môi trường và năng lượng Áo phê duyệt. Chúng tôi đang trong quá trình thỏa thuận và hy vọng dự án giai đoạn 2 sẽ được tiếp tục ngay từ tháng 1/2025 và thực hiện tiếp những kết quả đã đạt được thành công trong giai đoạn 1”.

Trong khuôn khổ sự kiện, ngoài giới thiệu kết quả nghiên cứu, đã diễn ra tọa đàm giữa đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền, nhà khoa học và người dân xoay quanh các vấn đề kỹ thuật và khả năng ứng dụng phương pháp đo carbon vào việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn tại cộng đồng.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/rung-ngap-man-nguon-carbon-xanh-quy-gia-mang-lai-loi-ich-kinh-te-cho-cong-dong-400411.html