Những giống táo phổ biến thời nay bắt nguồn từ một vùng cụ thể của thế giới, với tổ tiên là Malus sieversii (táo dại Tân Cương) trên dãy Tian Shan của Kazakhstan. Ảnh: BBC.
Đầu thế kỷ 20, nhà sinh học Nikolai Vavilov đã lần ngược gene của táo về một cụm cây gần Almaty, thị trấn nhỏ nơi táo dại gần như tương đồng với các loại ở siêu thị ngày nay. Ảnh: Independent.
Vavilov đến Almaty và rất ngạc nhiên khi thấy những cây táo mọc dại, đan xen với nhau và tản mác, một hiện tượng không có ở bất cứ đâu trên Trái Đất. Ảnh: Appleandpeople.
Các nhà khoa học tin rằng hạt táo Tian Shan ban đầu được đưa khỏi Kazakhstan bởi chim và gấu, trước khi con người bắt đầu trồng chúng. Đến khi con người bắt đầu trồng và buôn bán táo, Malus sieversii đã mọc ở Syria. Người La Mã phát hiện chúng ở đó, và đem loại trái cây này đi khắp thế giới. Ảnh: NatGeo.
Khi dự án tìm kiếm nguồn gene hiện đại khẳng định mỗi liên hệ giữa táo thuần hóa và Malus sieversii, Almaty và khu vực xung quanh được chính thức công nhận là quê hương của mọi loại táo. Ảnh: Gardeningknowhow.
Ngày nay, rừng táo phải đối mặt với sức ép từ con người, cũng như biến đổi khí hậu, các khu bảo tồn nằm rải rác trên dãy Tian Shan bảo vệ những vạt táo dại cuối cùng. Chúng có hương vị phong phú, tùy thuộc vào cách ong thụ phấn cho hoa. Một số loại táo có vị mật ong và dâu, một số thì chua, có loại lại mang vị cam thảo. Ảnh: BBC.
Du khách có thể đăng ký và thuê hướng dẫn viên địa phương để tìm những vùng táo dại ở Công viên quốc gia Ile-Alatau trên dãy Tian Shan, cũng như tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã nơi đây. Ảnh: Atlas Obscura.
An Ngọc