S-400 và F-35: 'Mèo nào cắn mỉu nào'?

Tổ hợp tên lửa phòng không Triumph hay còn gọi là S-400 là vũ khí đáng gờm bảo vệ không phận Nga. Mục tiêu tiềm năng của tổ hợp này chính là chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất, được trang bị phần mềm điều khiển mạnh và vũ khí ấn tượng.

Mục tiêu tiềm năng của tổ hợp S-400 chính là chiến đấu cơ tàng hình F-35 (ảnh) do Mỹ sản xuất. (Nguồn: News)

Mục tiêu tiềm năng của tổ hợp S-400 chính là chiến đấu cơ tàng hình F-35 (ảnh) do Mỹ sản xuất. (Nguồn: News)

Tổ hợp "Triumph" tạo ra mối nguy hiểm nào?

Việc kết hợp hệ thống tên lửa phòng không S-400 (định danh NATO là SA-21 Growler) với thiết bị tác chiến điện tử giúp nó phá hủy các hệ thống định vị và điều khiển bên trong tên lửa và các thiết bị tấn công hệ thống phòng không. Khi các radar xác định loại mối đe dọa, lệnh bật thiết bị tác chiến điện tử được tự động đưa ra.

Tổ hợp "Triumph" được trang bị các hệ thống sau:

Tổ hợp “Shipovik-AERO” - có khả năng đẩy lùi cuộc tấn công của một nhóm thiết bị bay không người lái (UAV). Do đó, nó còn được gọi là “kẻ xua đuổi UAV”. Bộ phát tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giả được sử dụng khiến nó không chỉ gây nhiễu việc điều hướng mà còn chiếm quyền điều khiển các thiết bị sử dụng GPS.

Hệ thống KB "Radar" - bảo vệ trạm radar khỏi tên lửa chống radar. Khi phát hiện một vụ phóng tên lửa, hệ thống radar sẽ tự động tắt và một máy phát xạ radar giả có cùng các chỉ số đặc trưng sẽ được bật lên. Tên lửa có đầu dẫn hồng ngoại sẽ đi chệch hướng do tìm kiếm tổ hợp phòng không trong khoảng sóng hồng ngoại.

Tổ hợp trinh sát vô tuyến tích hợp Vega/Orion - với sự trợ giúp của tổ hợp này, kết hợp các radar riêng và tổ hợp "Rubella-4", sẽ gây nhiễu máy bay tấn công. Do đó, hệ thống tác chiến điện tử cố định có ưu điểm hơn so với các thiết bị tác chiến gắn trên máy bay.

Hệ thống tác chiến điện tử tích hợp của tập đoàn KRET - chặn hệ thống liên lạc của máy bay NATO. Trong tình huống này, các máy bay tàng hình buộc phải bật radar để thiết lập liên lạc với các radar điều khiển bên ngoài, vì kênh liên lạc tin cậy là rất quan trọng và cần thiết đối với chúng.

Năng lực của máy bay thế hệ thứ 5

Chuyên gia quân sự của Popular Mechanics, Alex Hollings, trong bài viết “Tại sao F-35 lại tệ đến vậy?”, dựa trên mô phỏng chiến đấu của Không quân Mỹ, đã kết luận rằng: Hệ thống phòng không S-400 bất lực trước tiêm kích F-35 do máy bay thuộc thế hệ 5 sở hữu hệ thống điện tử mạnh đến mức trong một trận chiến thực Triumph của Nga sẽ bị thất bại.

Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, những ưu thế chính của máy bay thế hệ thứ 5 như sau: radar mạnh, các đặc tính bay tuyệt vời, khả năng tàng hình và công lực vũ khí mạnh.

Mỹ đã đầu tư nhiều tiền vào tiêm kích này, dù trên thực tế nó không thành công. Ngoài việc F-35 không có phẩm chất bay nổi bật, còn có nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của nó trong cuộc chiến chống lại các hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc, đặc biệt là S-400 và trong tương lai là S-500.

Trong thực tế, F-35 cũng có hiệu suất bay ra không quá ấn tượng, vì tốc độ Mach 1,6 không phải là chỉ số tốt nhất. Khả năng “tàng hình”, xét về khả năng cơ động, F-35 thua F-22 và Su-57 của Nga.

“Mèo nào cắn mỉu nào”?

S-400 bị đe dọa bởi tên lửa tầm xa chính xác cao AGM-158 JASSM (tầm bắn đến 1.000 km) và bom lượn AGM-154 JSW. Tuy nhiên, để dẫn đường cho vũ khí này và chế áp phòng không, cần phải có đầu tự dẫn tìm kiếm radar thụ động - cái mà F-35 không có. Điều này buộc phải giải quyết vấn đề một cách gián tiếp bằng việc sử dụng máy bay chiến đấu-ném bom F-16E được trang bị tên lửa chống radar.

Các phương tiện tác chiến điện tử là cơ hội thực sự để tăng khả năng sống sót của các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất. Lầu Năm Góc thừa nhận, ngay cả những máy bay tàng hình hoàn hảo như Lockheed Martin F-35 Lightning II cũng dễ bị tổn thương bởi hệ thống phòng không Nga. Điều này là do các hệ thống tác chiến điện tử hiện có của Mỹ chỉ hoạt động trên cơ sở các hệ thống đã biết, trong khi các hệ thống tác chiến điện tử và radar hàng không của Nga đang phải liên tục tái được tái cấu trúc, cải tiến và hiện đại hóa.

Với các cuộc tấn công quy mô lớn có thể xảy ra, không ai có thể đảm bảo một trăm phần trăm loại trừ được các cuộc đột phá đơn lẻ, nhưng F-35 không phải là loại phương tiện chiến đấu có khả năng hiện thực hóa cơ hội này. Máy bay thế hệ mới nhất của Mỹ chỉ có thể bay ngoài vùng bao phủ của hệ thống phòng không hiện đại của Nga, đồng thời sử dụng tên lửa tầm xa và bom lượn để chế áp chúng.

(theo Russian 7)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/s-400-va-f-35-meo-nao-can-miu-nao-142965.html