Sai lầm của phi công khiến tiêm kích F-35C Mỹ lao xuống Biển Đông

Hải quân Mỹ vừa công bố báo cáo điều tra vụ tiêm kích F-35C trong lúc hạ cánh về tàu sân bay USS Carl Vinson đã lao xuống Biển Đông hồi đầu năm 2022, nguyên nhân được xác định là lỗi của phi công điều khiển.

Hải quân Mỹ đã tiết lộ nguyên nhân vụ tiêm kích F-35C llao xuống Biển Đông vào ngày 24/1/2022 khiến phi công và 5 người bị thương.

Hải quân Mỹ đã tiết lộ nguyên nhân vụ tiêm kích F-35C llao xuống Biển Đông vào ngày 24/1/2022 khiến phi công và 5 người bị thương.

Sau thời gian dài điều tra kỹ lưỡng, Hải quân Mỹ kết luận rằng lỗi thao tác của phi công điều khiển chiếc F-35C chính là nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn đáng tiếc trên.

Sau thời gian dài điều tra kỹ lưỡng, Hải quân Mỹ kết luận rằng lỗi thao tác của phi công điều khiển chiếc F-35C chính là nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn đáng tiếc trên.

Báo cáo chỉ ra rằng, phi công điều khiển F-35C ở chế độ lái thủ công, nhưng lại tưởng rằng đang ở chế độ điều khiển tự động.

Báo cáo chỉ ra rằng, phi công điều khiển F-35C ở chế độ lái thủ công, nhưng lại tưởng rằng đang ở chế độ điều khiển tự động.

Phi công đã không nhận ra thiết bị hỗ trợ giúp kiểm soát năng lượng máy bay khi hạ cánh đã bị tắt.

Phi công đã không nhận ra thiết bị hỗ trợ giúp kiểm soát năng lượng máy bay khi hạ cánh đã bị tắt.

Vào thời điểm phi công nhận ra chiếc F-35C của mình không ở tuyến hạ cơ bản thì anh ta không còn thời gian để ngăn mũi máy bay va vào phía sau sàn đáp.

Vào thời điểm phi công nhận ra chiếc F-35C của mình không ở tuyến hạ cơ bản thì anh ta không còn thời gian để ngăn mũi máy bay va vào phía sau sàn đáp.

Điều này làm sập càng hạ cánh của chiếc F-35. Chiếc máy bay đã lao xuống Biển Đông. Mảnh vỡ của vũ khí văng ra làm 5 thủy thủ bị thương. Phi công được giải cứu sau đó.

Điều này làm sập càng hạ cánh của chiếc F-35. Chiếc máy bay đã lao xuống Biển Đông. Mảnh vỡ của vũ khí văng ra làm 5 thủy thủ bị thương. Phi công được giải cứu sau đó.

Báo cáo chỉ ra tiếp rằng, đây là lần đầu tiên phi công thực hiện phương pháp hạ cánh chuyên biệt trên tàu sân bay USS Carl Vinson, nên có những thao tác anh chưa quen, dẫn tới xử lý tình huống không kịp.

Báo cáo chỉ ra tiếp rằng, đây là lần đầu tiên phi công thực hiện phương pháp hạ cánh chuyên biệt trên tàu sân bay USS Carl Vinson, nên có những thao tác anh chưa quen, dẫn tới xử lý tình huống không kịp.

Cuộc điều tra cho thấy phi công điều khiển chiếc F-35C đã có tổng số giờ bay là 650,3 với 370,7 giờ bay trên F-35C khi xảy ra sự cố.

Cuộc điều tra cho thấy phi công điều khiển chiếc F-35C đã có tổng số giờ bay là 650,3 với 370,7 giờ bay trên F-35C khi xảy ra sự cố.

Người này được nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần minh mẫn và nằm trong số những sĩ quan cấp dưới có thành tích tốt nhất trong Đội máy bay chiến đấu số 2 trên tàu sân bay.

Người này được nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần minh mẫn và nằm trong số những sĩ quan cấp dưới có thành tích tốt nhất trong Đội máy bay chiến đấu số 2 trên tàu sân bay.

Sai lầm này không chỉ khiến Mỹ mất chiếc F-35C đắt đỏ mà Washington buộc phải thực hiện một chiến dịch tìm kiếm tốn kém để trục vớt xác tiêm kích vì lo lộ bí mật quân sự vào tay đối thủ.

Sai lầm này không chỉ khiến Mỹ mất chiếc F-35C đắt đỏ mà Washington buộc phải thực hiện một chiến dịch tìm kiếm tốn kém để trục vớt xác tiêm kích vì lo lộ bí mật quân sự vào tay đối thủ.

F-35C là phiên bản tiêm kích tàng hình được biên chế cho hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, có nhiều đặc điểm khác mẫu F-35A/B và cũng là biến thể nặng nhất trong dòng F-35.

F-35C là phiên bản tiêm kích tàng hình được biên chế cho hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, có nhiều đặc điểm khác mẫu F-35A/B và cũng là biến thể nặng nhất trong dòng F-35.

Khung thân và càng đáp của F-35C được gia cố để cất hạ cánh trên tàu sân bay, cánh có thể gập lại để tiết kiệm diện tích, phần đuôi được gắn thêm móc hãm đà.

Khung thân và càng đáp của F-35C được gia cố để cất hạ cánh trên tàu sân bay, cánh có thể gập lại để tiết kiệm diện tích, phần đuôi được gắn thêm móc hãm đà.

Ngoài ra máy bay F-35C cũng được trang bị lớp sơn đặc biệt để giảm thiểu tác hại của sự ăn mòn gây ra bởi nước biển.

Ngoài ra máy bay F-35C cũng được trang bị lớp sơn đặc biệt để giảm thiểu tác hại của sự ăn mòn gây ra bởi nước biển.

F-35C có giá hơn 117 triệu USD, chưa tính chi phí các loại vũ khí đi kèm.

F-35C có giá hơn 117 triệu USD, chưa tính chi phí các loại vũ khí đi kèm.

Nếu tính cả vũ khí, giá mỗi chiếc F-35C có thể lên tới hơn 140 triệu USD.

Nếu tính cả vũ khí, giá mỗi chiếc F-35C có thể lên tới hơn 140 triệu USD.

Khác với phiên bản F-35A và F-35B được xuất khẩu rộng rãi thì phiên bản F-35C mới chỉ có không quân hải quân Mỹ sử dụng.

Khác với phiên bản F-35A và F-35B được xuất khẩu rộng rãi thì phiên bản F-35C mới chỉ có không quân hải quân Mỹ sử dụng.

Chiến đấu cơ F-35 hiện là tiêm kích tàng hình chủ lực của Mỹ và đồng minh, ước tính đã có khoảng hơn 1.000 chiếc với các phiên bản khác nhau được xuất xưởng.

Chiến đấu cơ F-35 hiện là tiêm kích tàng hình chủ lực của Mỹ và đồng minh, ước tính đã có khoảng hơn 1.000 chiếc với các phiên bản khác nhau được xuất xưởng.

F-35 được trang bị nhiều công nghệ, cảm biến hiện đại, chính vì thế Mỹ không muốn để lọt bí mật công nghệ vào tay các đối thủ.

F-35 được trang bị nhiều công nghệ, cảm biến hiện đại, chính vì thế Mỹ không muốn để lọt bí mật công nghệ vào tay các đối thủ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/sai-lam-cua-phi-cong-khien-tiem-kich-f-35c-my-lao-xuong-bien-dong-post531880.antd