Sai lầm khi ăn cà tím dễ gây ngộ độc, nhất là điều thứ 4
Cà tím có chứa thành phần solanine dễ gây ngộ độc cho bạn. Vì vậy, khi ăn nên lưu ý những điều dưới đây.
Ăn quá nhiều
Trong cà tím cũng có chất solanine giống nhưn trong cà chua xanh. Chất này có tác dụng kích thích khá mạnh đối với đường ruột và có hiệu ứng gây mê đối với các trung tâm hô hấp khiến bạn dễ bị ngộ độc, tê lưỡi, chân tay bủn rủn, buồn nôn, nôn.
Ngay cả khi bạn nấu cà tím với nhiệt độ cao thì chất solanine cũng không hòa tan trong nước được nhiều. Vì vậy, để triệt tiêu hoàn toàn chất độc này khi chế biến cà tím cho thêm chút dấm ăn, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy solanine giúp món ăn của bạn an toàn hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình một bữa ăn khoảng 250g cà tím sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn ăn nhiều hơn mức cho phép có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cà tím không ăn cùng với thịt cua
Trong Đông Y thì cà tím và thịt cua đều là thực phẩm tính hàn, lạnh. Nên nếu bạn ăn hai thực phẩm này cùng lúc sẽ làm cho cơ thể bạn bị lạnh bụng, dễ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy, nhất là những người có thể chất hư hàn, đang mắc chứng lạnh bụng, tiêu chảy thì càng không nên ăn cà tím.
Phụ nữ đang mang thai
Do trong cà tím có thành phần solanine mẹ bầu không nên lựa chọn thực phẩm này để sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé. Chất solanine có thể khiến mẹ bầu ngộ độc, tiêu chảy, sảy thai, sinh non… Chính vì vậy, mẹ bầu hãy tránh xa.
Người mới ốm dậy
Trong thành phần của cà tím chủ yếu là chất xơ, ăn no nhưng không chứa nhiều calo, rất ít chất béo. Chính vì vậy, với những người vừa mới ốm dậy thì không nên ăn cà tím, bởi dễ gây lạnh người, thiếu chất dinh dưỡng, khiến cho thể của bạn bị suy nhược trầm trọng hơn. Bạn nên chọn những thực phẩm bổ dưỡng như cháo gà, hoặc cháo hải sản sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mình .