Sân bay có số phận đặc biệt nhất chiến tranh Việt Nam

Sân bay quân sự Lộc Ninh được đánh giá là có số phận rất đặc biệt thời chiến tranh Việt Nam vì nó gắn liền với sự kiện 30/4/1975.

Nằm trên địa huyện Lộc Ninh, cách trung tâm thị trấn Lộc Ninh 1km về hướng Tây, sân bay quân sự Lộc Ninh là nơi đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Nằm trên địa huyện Lộc Ninh, cách trung tâm thị trấn Lộc Ninh 1km về hướng Tây, sân bay quân sự Lộc Ninh là nơi đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Sân bay nằm trên trên một khu đồi bằng phẳng với đường băng có diện tích trên 5000m2, được Mỹ - chính quyền Sài Gòn xây dựng t tháng 3/1965 để sử dụng cho việc tiếp tế lương thực, đạn dược và di chuyển phương tiện chiến tranh cho các mặt trận Lộc Ninh – Campuchia.

Sân bay nằm trên trên một khu đồi bằng phẳng với đường băng có diện tích trên 5000m2, được Mỹ - chính quyền Sài Gòn xây dựng t tháng 3/1965 để sử dụng cho việc tiếp tế lương thực, đạn dược và di chuyển phương tiện chiến tranh cho các mặt trận Lộc Ninh – Campuchia.

Năm 1972, tại sân bay Lộc Ninh đã diễn ra trận đánh quyết liệt giữa quân đội Giải phóng và binh lính Sài Gòn, kết thúc bằng việc giải phóng Lộc Ninh vào ngày 07/04/1972. Kể từ đó lực lượng cách mạng kiểm soát và sử dụng sân bay cho đến hết cuộc chiến.

Năm 1972, tại sân bay Lộc Ninh đã diễn ra trận đánh quyết liệt giữa quân đội Giải phóng và binh lính Sài Gòn, kết thúc bằng việc giải phóng Lộc Ninh vào ngày 07/04/1972. Kể từ đó lực lượng cách mạng kiểm soát và sử dụng sân bay cho đến hết cuộc chiến.

Từ sân bay này, vào sáng sớm 31/01/1973, Thượng tướng Trần Văn Trà đã dẫn đầu phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam bay về Sài Gòn dự phiên họp đầu tiên của Ban Liên hiệp quân sự bốn bên tại trại Davis.

Từ sân bay này, vào sáng sớm 31/01/1973, Thượng tướng Trần Văn Trà đã dẫn đầu phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam bay về Sài Gòn dự phiên họp đầu tiên của Ban Liên hiệp quân sự bốn bên tại trại Davis.

Trong các ngày 12/2/1973 và 12/9/1973, sân bay Lộc Ninh là nơi quân ta đón đoàn Ủy ban quốc tế về làm việc cũng như các vị đại sứ, trưởng phó đoàn của Ủy ban quốc tế về thăm Lộc Ninh.

Trong các ngày 12/2/1973 và 12/9/1973, sân bay Lộc Ninh là nơi quân ta đón đoàn Ủy ban quốc tế về làm việc cũng như các vị đại sứ, trưởng phó đoàn của Ủy ban quốc tế về thăm Lộc Ninh.

Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc trao đổi tù binh giữa chính quyền Cách mạng và chính quyền Sài Gòn theo nội dung Hiệp định Pari năm 1973.

Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc trao đổi tù binh giữa chính quyền Cách mạng và chính quyền Sài Gòn theo nội dung Hiệp định Pari năm 1973.

Từ sân bay nay, nhiều người con ưu tú, trung kiên của cách mạng đã trở về với tự do, tiêu biểu trong số đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Thắng.

Từ sân bay nay, nhiều người con ưu tú, trung kiên của cách mạng đã trở về với tự do, tiêu biểu trong số đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Thắng.

Sau năm 1975, sân bay không còn được sử dụng và dần bị hoang phế, nhưng những công trình tiêu biểu là đường băng cùng cổng xây kiểu tam quan vẫn còn lại cho đến nay.

Sau năm 1975, sân bay không còn được sử dụng và dần bị hoang phế, nhưng những công trình tiêu biểu là đường băng cùng cổng xây kiểu tam quan vẫn còn lại cho đến nay.

Vào năm 1986, sân bay quân sự Lộc Ninh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Vào năm 1986, sân bay quân sự Lộc Ninh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/san-bay-co-so-phan-dac-biet-nhat-chien-tranh-viet-nam-1215589.html