Sản phẩm OCOP - sự kết tinh giữa văn hóa và chất lượng

Các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh như: Cam Cao Phong, gà Lạc Thủy, cá sông Đà, sản phẩm thổ cẩm dệt tay của dân tộc Thái… được tiếp thêm sức mạnh, chắp cánh từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Toàn tỉnh hiện có 71 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó có 18 sản phẩm 4 sao, 53 sản phẩm 3 sao.

 Lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng các đại biểu thăm quan các sản phẩm OCOP tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2020, lần 1. Sứ giả văn hóa độc đáo Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm thổ cẩm dệt tay của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Thổ cẩm dệt tay là sự kết tinh của giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, cùng sự nỗ lực không quản ngại khó khăn của cộng đồng người Thái trong hành trình giữ gìn, phát triển nghề dệt truyền thống. Sản phẩm dệt thổ cẩm được sử dụng làm đồ dùng trong gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, là món quà dành tặng khách du lịch khi ghé thăm bản Thái xinh đẹp. Màu sắc, hoa văn của những tấm thổ cẩm mang hồn cốt văn hóa Thái, nhiều nhà nghiên cứu coi thổ cẩm là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và quan hệ tộc người. Thuở nhỏ, tiếng kẽo kẹt thoi đưa từ khung cửi ru những đứa trẻ đi vào giấc ngủ êm đềm. Lớn lên, những đứa trẻ năm nào được khung cửi, sợi vải rèn rũa tình yêu bản làng, yêu văn hóa dân tộc. Dưới nếp nhà sàn, những thiếu nữ Thái miệt mài bên khung cửi, với hành trình chắp cánh cho những tấm thổ cẩm bay xa. Chị Lò Thị Dị là người đã "thắp ngọn lửa” nhiệt huyết cho các mẹ, các chị trong bản Lác bảo tồn, phát triển nghề dệt của dân tộc. Yêu bản làng, tâm huyết với giá trị văn hóa dân tộc, khát khao quảng bá sản phẩm truyền thống tới muôn nơi, chị quyết tâm thành lập HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác năm 2019. Chị mở lớp tập huấn để hướng dẫn chị em cách thức dệt tay, kể những câu chuyện về văn hóa dân tộc, đồng thời cam kết đầu ra cho sản phẩm. Cứ thế, theo thời gian, HTX của chị đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn khi du lịch cộng đồng của huyện Mai Châu ngày càng phát triển. HTX đã tạo việc làm cho 25 lao động, thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Với nền tảng đó, HTX mạnh dạn tham gia sân chơi OCOP, với mong muốn tiếp tục phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, tạo động lực gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống. Chị Lò Thị Dị chia sẻ: Mỗi loại hoa văn trên từng tấm thổ cẩm đều gắn với truyền thống văn hóa Thái, được các thành viên, người lao động của HTX tỉ mỉ thể hiện. Sản phẩm thổ cẩm dệt tay của chúng tôi ngày càng được khách hàng tin tưởng. Khách du lịch, nhất là khách quốc tế rất thích các sản phẩm như khăn, túi xách… Năm 2019, thổ cẩm dệt tay của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao đã góp phần nâng tầm sản phẩm, quảng bá truyền thống văn hóa của người Thái tới muôn nơi. Chất lượng - giá trị cốt lõi Làm thế nào để sản phẩm OCOP hoàn thành được sứ mệnh kết nối, quảng bá hình ảnh của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế. Câu trả lời của chủ thể tham gia Chương trình OCOP là phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Để được gắn sao OCOP cần đảm bảo một số tiêu chí như: Sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu: Có công bố chất lượng sản phẩm, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; sản xuất có kế hoạch bảo vệ môi trường; sản phẩm mẫu mã, bao bì đẹp, độc đáo… Sản phẩm tham gia OCOP còn trải qua đánh giá, phân hạng một cách khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, được tổ chức truyền thông rộng rãi. Theo anh Khương Xuân Thưởng, Giám đốc HTX đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn (Đà Bắc), ban đầu, anh và các thành viên trong HTX chưa hiểu OCOP là gì nên không mặn mà với chương trình. Từ khi được tham gia các chương trình tập huấn, hướng dẫn, tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng, mọi người hiểu ý nghĩa của chương trình là phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị, người dân được hưởng lợi nhiều nhất nên mọi người đều nhiệt tình tham gia. Sản phẩm thổ cẩm OCOP 4 sao của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được phụ nữ Thái dệt bằng tay. Thực tế, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình OCOP, quy mô sản xuất của chủ thể còn nhỏ, liên kết nhóm chưa chặt chẽ; một số HTX khả năng quản trị, quản lý còn kém. Trong sản xuất, việc tuân thủ theo quy trình chưa thực hiện nghiêm túc, vấn đề sử dụng nhãn mác, logo… chưa đúng quy định. Chính vì vậy, tỉnh ưu tiên hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng dữ liệu sản phẩm… Ngoài ra, tạo điều kiện cho các địa phương tham gia hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; hoàn thiện quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm tạo sự chuyên nghiệp. Tiêu biểu như HTX chuối Viba (Lương Sơn); HTX Hà Phong, HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong)… Chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất tạo ra sự chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP địa phương. Hợp Tiến là xã còn nhiều khó khăn của huyện Kim Bôi. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, cùng thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến đem đến người tiêu dùng sản phẩm OCOP 3 sao mật ong Thượng Tiến thơm ngon. Ðể sản phẩm mật ong đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, 20 thành viên của HTXchăm sóc đàn ong theo đúng kỹ thuật để ong phát triển tốt; quay mật theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðến nay, bên cạnh việc sử dụng mật ong của các thành viên, HTX còn thu mua thêm mật ong của các hộ trên địa bàn, với điều kiện sản phẩm phải đạt chất lượng để giúp thương hiệu sản phẩm được nâng tầm hơn. Tạo đà cho các sản phẩm OCOP vươn xa, tỉnh đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng online bằng phương thức bán hàng đa kênh. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn hiệu, website, tổ chức các lớp tập huấn về thương mại điện tử để bán sản phẩm OCOP, các lớp khởi sự doanh nghiệp, hỗ trợ chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Thu Thủy

Lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng các đại biểu thăm quan các sản phẩm OCOP tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2020, lần 1. Sứ giả văn hóa độc đáo Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm thổ cẩm dệt tay của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Thổ cẩm dệt tay là sự kết tinh của giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, cùng sự nỗ lực không quản ngại khó khăn của cộng đồng người Thái trong hành trình giữ gìn, phát triển nghề dệt truyền thống. Sản phẩm dệt thổ cẩm được sử dụng làm đồ dùng trong gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, là món quà dành tặng khách du lịch khi ghé thăm bản Thái xinh đẹp. Màu sắc, hoa văn của những tấm thổ cẩm mang hồn cốt văn hóa Thái, nhiều nhà nghiên cứu coi thổ cẩm là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và quan hệ tộc người. Thuở nhỏ, tiếng kẽo kẹt thoi đưa từ khung cửi ru những đứa trẻ đi vào giấc ngủ êm đềm. Lớn lên, những đứa trẻ năm nào được khung cửi, sợi vải rèn rũa tình yêu bản làng, yêu văn hóa dân tộc. Dưới nếp nhà sàn, những thiếu nữ Thái miệt mài bên khung cửi, với hành trình chắp cánh cho những tấm thổ cẩm bay xa. Chị Lò Thị Dị là người đã "thắp ngọn lửa” nhiệt huyết cho các mẹ, các chị trong bản Lác bảo tồn, phát triển nghề dệt của dân tộc. Yêu bản làng, tâm huyết với giá trị văn hóa dân tộc, khát khao quảng bá sản phẩm truyền thống tới muôn nơi, chị quyết tâm thành lập HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác năm 2019. Chị mở lớp tập huấn để hướng dẫn chị em cách thức dệt tay, kể những câu chuyện về văn hóa dân tộc, đồng thời cam kết đầu ra cho sản phẩm. Cứ thế, theo thời gian, HTX của chị đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn khi du lịch cộng đồng của huyện Mai Châu ngày càng phát triển. HTX đã tạo việc làm cho 25 lao động, thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Với nền tảng đó, HTX mạnh dạn tham gia sân chơi OCOP, với mong muốn tiếp tục phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, tạo động lực gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống. Chị Lò Thị Dị chia sẻ: Mỗi loại hoa văn trên từng tấm thổ cẩm đều gắn với truyền thống văn hóa Thái, được các thành viên, người lao động của HTX tỉ mỉ thể hiện. Sản phẩm thổ cẩm dệt tay của chúng tôi ngày càng được khách hàng tin tưởng. Khách du lịch, nhất là khách quốc tế rất thích các sản phẩm như khăn, túi xách… Năm 2019, thổ cẩm dệt tay của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao đã góp phần nâng tầm sản phẩm, quảng bá truyền thống văn hóa của người Thái tới muôn nơi. Chất lượng - giá trị cốt lõi Làm thế nào để sản phẩm OCOP hoàn thành được sứ mệnh kết nối, quảng bá hình ảnh của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế. Câu trả lời của chủ thể tham gia Chương trình OCOP là phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Để được gắn sao OCOP cần đảm bảo một số tiêu chí như: Sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu: Có công bố chất lượng sản phẩm, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; sản xuất có kế hoạch bảo vệ môi trường; sản phẩm mẫu mã, bao bì đẹp, độc đáo… Sản phẩm tham gia OCOP còn trải qua đánh giá, phân hạng một cách khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, được tổ chức truyền thông rộng rãi. Theo anh Khương Xuân Thưởng, Giám đốc HTX đa nghề Yên Lý, xã Cao Sơn (Đà Bắc), ban đầu, anh và các thành viên trong HTX chưa hiểu OCOP là gì nên không mặn mà với chương trình. Từ khi được tham gia các chương trình tập huấn, hướng dẫn, tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng, mọi người hiểu ý nghĩa của chương trình là phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị, người dân được hưởng lợi nhiều nhất nên mọi người đều nhiệt tình tham gia. Sản phẩm thổ cẩm OCOP 4 sao của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được phụ nữ Thái dệt bằng tay. Thực tế, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình OCOP, quy mô sản xuất của chủ thể còn nhỏ, liên kết nhóm chưa chặt chẽ; một số HTX khả năng quản trị, quản lý còn kém. Trong sản xuất, việc tuân thủ theo quy trình chưa thực hiện nghiêm túc, vấn đề sử dụng nhãn mác, logo… chưa đúng quy định. Chính vì vậy, tỉnh ưu tiên hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng dữ liệu sản phẩm… Ngoài ra, tạo điều kiện cho các địa phương tham gia hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; hoàn thiện quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm tạo sự chuyên nghiệp. Tiêu biểu như HTX chuối Viba (Lương Sơn); HTX Hà Phong, HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong)… Chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất tạo ra sự chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP địa phương. Hợp Tiến là xã còn nhiều khó khăn của huyện Kim Bôi. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, cùng thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến đem đến người tiêu dùng sản phẩm OCOP 3 sao mật ong Thượng Tiến thơm ngon. Ðể sản phẩm mật ong đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, 20 thành viên của HTXchăm sóc đàn ong theo đúng kỹ thuật để ong phát triển tốt; quay mật theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðến nay, bên cạnh việc sử dụng mật ong của các thành viên, HTX còn thu mua thêm mật ong của các hộ trên địa bàn, với điều kiện sản phẩm phải đạt chất lượng để giúp thương hiệu sản phẩm được nâng tầm hơn. Tạo đà cho các sản phẩm OCOP vươn xa, tỉnh đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng online bằng phương thức bán hàng đa kênh. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn thiết kế bao bì, nhãn hiệu, website, tổ chức các lớp tập huấn về thương mại điện tử để bán sản phẩm OCOP, các lớp khởi sự doanh nghiệp, hỗ trợ chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Thu Thủy

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/149654/san-pham-ocop-su-ket-tinh-giua-van-hoa-va-chat-luong.htm