Sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn

Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn về nguyên liệu, nhân lực, đầu ra sản phẩm, chuyên gia nước ngoài... do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sẽ phải giảm công suất, thậm chí không ít doanh nghiệp còn có nguy cơ tạm dừng sản xuất.

Sản xuất kính chất lượng cao tại Nhà máy kính CFG, KCN Khánh Cư (Yên Khánh). Ảnh: Anh Tuấn

Nỗ lực để tăng trưởng

Theo đánh giá của đồng chí Hoàng TrungKiên, Giám đốc Sở Công thương: Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiêùquốc gia và vùng lãnh thổ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế-xã hội, tuy nhiêncông nghiệp trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp nào phải dừng sản xuất doảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Kết quả sản xuất công nghiệp quý I toàntỉnh duy trì ở mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt18.607,9 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: công nghiệpchế biến đạt 18.266,8 tỷ đồng, tăng 23,4%; công nghiệp sản xuất, phân phối điệnđạt 280,5 tỷ đồng, tăng 7,8%; công nghiệp cung cấp nước và hoạt động quản lý,xử lý rác thải đạt 39,1 tỷ đồng, giảm 40,2%; công nghiệp khai thác mỏ đạt 21,6tỷ đồng, giảm 53,1%.

Các sản phẩm công nghiệp quý I có mứctăng khá so với cùng kỳ năm trước gồm: giày dép vải 8.975 nghìn đôi, tăng 36,2%;kính nổi 117,5 nghìn tấn, tăng 63,2%; linh kiện điện tử 60,3 triệu sản phẩm,tăng 7,3%; modul camera 43 triệu cái, tăng 33,9%; xe ô tô 5-14 chỗ lắp ráp 17,4nghìn chiếc, tăng 22,5%; xe ô tô chởhàng hóa 521 chiếc, tăng 44,3%; điện sản xuất 227,9 triệu Kwh, tăng 37,0%...

Tuy nhiên, một số sản phẩm có mức sảnxuất giảm sút là: phân urê đạt 113,9 nghìn tấn, giảm 9,6%; phân hỗn hợp NPK đạt14,7 nghìn tấn, giảm 21,8%; phân lân nung chảy đạt 32,9 nghìn tấn, giảm 13,9%;thép cán các loại 65,9 nghìn tấn, giảm 4,5%...

Trong đó, kết quả của một số lĩnh vựcsản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn đảm bảo phát triển khá như: Lĩnh vựclắp ráp ô tô, nguồn nguyên liệu, linh kiện lắp ráp đầu vào nhập khẩu từ TrungQuốc và Hàn Quốc của Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công vẫn đảmbảo phục vụ sản xuất ổn định đến hết tháng 3 năm 2020 cho việc lắp ráp các dòngxe ô tô theo đơn hàng đã nhận.

Kính xây dựng có sản lượng tăng cao so vơícùng kỳ năm 2019. Đây là sản phẩm của nhà máy sản xuất kính nổi của Công tyTNHH Công nghiệp Hạ Long - CFG là một trong những nhà máy sản xuất kính tiếtkiệm năng lượng lớn nhất Việt Nam. Sản lượng ước tính quý I của Công ty đạttrên 96,5 nghìn tấn, gấp trên 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2019, do dây chuyền số2 của Công ty bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 7 năm 2019 đến nay đã vận hànhổn định. Lĩnh vực sản xuất và gia công giày dép vẫn đảm bảo duy trì mức sảnlượng cao do có sự ổn định đơn hàng, về lao động.

Nhiều khó khăn cần hỗ trợ

Đại diện Công ty cổ phần sản xuất ô tôHyundai Thành Công Việt Nam cho biết: Hiện các mặt hàng linh kiện, phụ tùngnhập khẩu phục vụ sản xuất gặp khó khăn; doanh số bán hàng từ đầu tháng 2 đếnnay giảm đáng kể cả về số lượng và giá bán, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạtđộng của doanh nghiệp.

Dự kiến sản lượng sản xuất trong tháng 4 giảm khoảng 20%so với cùng kỳ năm 2019. Công ty đã bố trí cho hơn 2.000 công nhân nghỉ và tạmngừng sản xuất trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ từ ngày1-15/4. Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thì hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp sẽ thực sự gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào, có thể phảigiảm kế hoạch sản xuất của năm 2020.

Đại diện cho các doanh nghiệp tronglĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, Công ty Công ty TNHH Sanico Việt Nam vàCông ty TNHH Goryo Việt Nam ở CCN Gia Vân lo ngại: Từ đầu tháng 4 đến nay, cácdoanh nghiệp đã bắt đầu chịu sự tác động bởi vấn đề thiếu hụt nguồn cung linhkiện, phụ kiện đầu vào phục vụ sản xuất do các lô hàng linh kiện nhập khẩu chuyêủ́ nhập từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, hàng xuất đi chậm do phía đối tác nướcngoài cũng đang gặp khó khăn trong tình hình dịch COVID -19 đang bùng phát mạnhtại Hàn Quốc và một số nước. Nhiều doanh nghiệp đang tính toán để tạm thời cho1 bộ phận nhân công nghỉ việc và nỗ lực duy trì hoạt động ở mức tối thiểu.

Bên cạnh những khó khăn về nguyên liêụvà đầu vào thì việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tạm dừng cấp giấy phépcho lao động Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước trong vùng dịch...vào làm việc tại Việt Nam nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tácđiều hành, quản lý, chỉ đạo kỹ thuật do lao động kỹ thuật, chuyên gia chưa quaylại làm việc.

Đồng chí Hoàng Trung Kiên, Giám đốc SởCông thương cho biết: Khi dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, trong trường hợpphải tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất do thiếu hụt nguồnnguyên, phụ liệu và linh kiện đầu vào, các doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiêùchi phí phát sinh như các chi phí vốn vay ngân hàng, duy tu bảo trì máy móctrong quá trình tạm ngưng sản xuất, chi phí trả lương ngừng việc cho người laođộng theo quy định của pháp luật về lao động...

Để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khókhăn, hiện nay, ngành Công thương đang tập trung các giải pháp, trước mắt làdoanh nghiệp Việt Nam, vì doanh nghiệp FDI có tiềm lực mạnh và hỗ trợ từ cácquốc gia có đại diện ở Việt Nam, còn các doanh nghiệp của Việt Nam hầu hết vẫnlà những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cần sự hỗ trợ. Ngành Công thương đã vàđang tích cực huy động sản phẩm ngay tại thị trường nội địa có thể cung cấpnguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đại diện Ban quản lý các khu côngnghiệp tỉnh cho biết: Ban đã tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp hỗtrợ người lao động, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, đối với cácdoanh nghiệp phải dừng hoạt động đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các biệnpháp kê khai, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục để được hưởng các hỗ trợ của Chính phủvà của tỉnh về thuế, tài chính, tiền thuê đất... Công nhân trong các KCN phảinghỉ việc, ngừng việc được kê khai danh sách người lao động mất việc tại nơi cưtrú để được hưởng hỗ trợ của Chính phủ.

Đối với các doanh nghiệp tiếp tục hoạtđộng, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh giữ mối liên hệ với các chủ doanhnghiệp, kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp đảm bảo ổnđịnh sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/san-xuat-cong-nghiep-doi-mat-voi-nhieu-kho-khan-2020041708310222p0c2.htm