Sao Kim bật tín hiệu sự sống, NASA lập tức đưa tàu trở lại

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra phosphine trong bầu khí quyển của Sao Kim - thứ chỉ xuất hiện khi có sinh vật đang sống vào năm ngoái. NASA đã quyết định đưa tàu thăm dò trở lại hành tinh này để tìm hiểu thêm về bầu khí quyền.

Theo thông báo mới đây của NASA, cơ quan này sẽ phóng hai tàu thăm dò tới sao Kim để tìm ra nguyên nhân tại sao Sao Kim lại sở hữu một bề mặt có thể làm tan chảy cả chì.

Theo thông báo mới đây của NASA, cơ quan này sẽ phóng hai tàu thăm dò tới sao Kim để tìm ra nguyên nhân tại sao Sao Kim lại sở hữu một bề mặt có thể làm tan chảy cả chì.

Sao Kim được so sánh với địa ngục bởi: nhiệt độ bề mặt lên tới 464 độ C, khí quyển chứa 96% carbon dioxide, áp suất bề mặt tương đương với áp suất ở độ sâu 900m dưới mực nước biển và acid sulfuric tồn tại ở trong bầu khí quyển, ăn mòn cả tàu thăm dò được cử xuống.

Sao Kim được so sánh với địa ngục bởi: nhiệt độ bề mặt lên tới 464 độ C, khí quyển chứa 96% carbon dioxide, áp suất bề mặt tương đương với áp suất ở độ sâu 900m dưới mực nước biển và acid sulfuric tồn tại ở trong bầu khí quyển, ăn mòn cả tàu thăm dò được cử xuống.

Hành tinh này được xem là chị em song sinh với Trái đất khi có cùng kích cỡ, khối lượng và thành phần cũng tương tự nhau. Bên cạnh đó, Sao Kim cũng là hành tinh có quỹ đạo gần với quỹ đạo Trái Đất nhất.

Hành tinh này được xem là chị em song sinh với Trái đất khi có cùng kích cỡ, khối lượng và thành phần cũng tương tự nhau. Bên cạnh đó, Sao Kim cũng là hành tinh có quỹ đạo gần với quỹ đạo Trái Đất nhất.

Tuy nhiên, một phát hiện chấn động vào năm ngoái khiến các nhà khoa học tập trung hơn vào hành tinh địa ngục này. Bằng kính viễn vọng mạnh, người ta đã phát hiện ra phosphine trong bầu khí quyển của Sao Kim. Chỉ có sinh vật đang sống mới có thể là nguồn căn sinh ra khí gas phosphine.

Tuy nhiên, một phát hiện chấn động vào năm ngoái khiến các nhà khoa học tập trung hơn vào hành tinh địa ngục này. Bằng kính viễn vọng mạnh, người ta đã phát hiện ra phosphine trong bầu khí quyển của Sao Kim. Chỉ có sinh vật đang sống mới có thể là nguồn căn sinh ra khí gas phosphine.

Hai nhiệm vụ trên sao Kim mang tên DAVINCI+ và VERITAS, được lựa chọn từ danh sách cuối cùng gồm 4 tàu vũ trụ trong chương trình Discovery.

Hai nhiệm vụ trên sao Kim mang tên DAVINCI+ và VERITAS, được lựa chọn từ danh sách cuối cùng gồm 4 tàu vũ trụ trong chương trình Discovery.

Tàu DAVINCI+ (Deep Atmosphere Venus Investigation of Noble Gases, Chemistry and Imaging) có thể khẳng định sự tồn tại của phosphine trong bầu khí quyển độc hại của Sao Kim. Dự kiến, tàu sẽ lên không vào năm 2029 và bay hai lần qua Sao Kim vào năm 2030 nhằm quan sát hành tinh này.

Tàu DAVINCI+ (Deep Atmosphere Venus Investigation of Noble Gases, Chemistry and Imaging) có thể khẳng định sự tồn tại của phosphine trong bầu khí quyển độc hại của Sao Kim. Dự kiến, tàu sẽ lên không vào năm 2029 và bay hai lần qua Sao Kim vào năm 2030 nhằm quan sát hành tinh này.

Tới năm 2031, DAVINCI+ sẽ một lần nữa tiếp cận gần với Sao Kim, ném xuống dưới một công cụ theo dõi có khả năng phân tích bầu khí quyển; trong quãng đường rơi tự do kéo dài gần 1 giờ, công cụ này sẽ “đánh hơi” các thành tố có trong khí quyển Sao Kim.

Tới năm 2031, DAVINCI+ sẽ một lần nữa tiếp cận gần với Sao Kim, ném xuống dưới một công cụ theo dõi có khả năng phân tích bầu khí quyển; trong quãng đường rơi tự do kéo dài gần 1 giờ, công cụ này sẽ “đánh hơi” các thành tố có trong khí quyển Sao Kim.

Trong khi đó, nhiệm vụ VERITAS (Venus Emissivity, Radio Science, InSAR, Topography and Spectroscopy) sẽ sử dụng radar để lập bản đồ chi tiết bề mặt sao Kim từ quỹ đạo.

Trong khi đó, nhiệm vụ VERITAS (Venus Emissivity, Radio Science, InSAR, Topography and Spectroscopy) sẽ sử dụng radar để lập bản đồ chi tiết bề mặt sao Kim từ quỹ đạo.

VERITAS thậm chí còn sở hữu một quang phổ kế cho phép nhìn xuyên bầu khí quyển dày đặc để nghiên cứu đất đá bề mặt Sao Kim, từ đó tìm ra dấu vết của hoạt động núi lửa, của nước cũng như cấu tạo của đất đá bề mặt hành tinh.

VERITAS thậm chí còn sở hữu một quang phổ kế cho phép nhìn xuyên bầu khí quyển dày đặc để nghiên cứu đất đá bề mặt Sao Kim, từ đó tìm ra dấu vết của hoạt động núi lửa, của nước cũng như cấu tạo của đất đá bề mặt hành tinh.

Các nhà khoa học sẽ tổng hợp số dữ liệu này để cho ra kết luận trả lời câu hỏi “khí quyển Sao Kim hình thành như thế nào”. Đồng thời, họ cũng sẽ biết được liệu Sao Kim đã từng có nước trên bề mặt, và tại sao nước lại bốc hơi hết.

Các nhà khoa học sẽ tổng hợp số dữ liệu này để cho ra kết luận trả lời câu hỏi “khí quyển Sao Kim hình thành như thế nào”. Đồng thời, họ cũng sẽ biết được liệu Sao Kim đã từng có nước trên bề mặt, và tại sao nước lại bốc hơi hết.

Sao Kim có thể là hành tinh đủ điều kiện cho sự sống đầu tiên trong hệ Mặt Trời, bao gồm đại dương và khí quyển tương tự Trái Đất. Nhiều khả năng nó có nhiệt độ ổn định và nước lỏng trong hàng tỷ năm.

Sao Kim có thể là hành tinh đủ điều kiện cho sự sống đầu tiên trong hệ Mặt Trời, bao gồm đại dương và khí quyển tương tự Trái Đất. Nhiều khả năng nó có nhiệt độ ổn định và nước lỏng trong hàng tỷ năm.

Tuy nhiên một sự kiện nào đó xảy ra trong quá khứ đã biến sao Kim thành hành tinh chết với khí quyển độc hại dày gấp 90 lần so với khí quyển Trái Đất và nhiệt độ bề mặt lên tới 462 độ C, đủ nóng để đun chảy chì.

Tuy nhiên một sự kiện nào đó xảy ra trong quá khứ đã biến sao Kim thành hành tinh chết với khí quyển độc hại dày gấp 90 lần so với khí quyển Trái Đất và nhiệt độ bề mặt lên tới 462 độ C, đủ nóng để đun chảy chì.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/sao-kim-bat-tin-hieu-su-song-nasa-lap-tuc-dua-tau-tro-lai-1546401.html