Sao Mộc đáng sợ sao khiến phi hành gia không dám đặt chân tới?

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, ẩn chứa vô số những điều thú vị mà chúng ta có thể chưa biết. Tuy nhiên, nó cũng khá kỳ dị khiến các phi hành gia không bao giờ dám đặt chân tới.

 Sao Mộc là thiên thể sáng thứ 4 trong Hệ Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất (lần lượt đứng sau Mặt Trời, Mặt Trăng và sao Kim). Sao Mộc có đường kính ở xích đạo 142,984 km, gấp hơn 11 lần so với Trái đất.

Sao Mộc là thiên thể sáng thứ 4 trong Hệ Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất (lần lượt đứng sau Mặt Trời, Mặt Trăng và sao Kim). Sao Mộc có đường kính ở xích đạo 142,984 km, gấp hơn 11 lần so với Trái đất.

Dù rất đặc biệt nhưng sao Mộc không hề có bề mặt cứng, đây là một khối ga cùng vài thứ khác, được kéo lại gần nhau và tạo thành hình dạng một hành tinh.

Dù rất đặc biệt nhưng sao Mộc không hề có bề mặt cứng, đây là một khối ga cùng vài thứ khác, được kéo lại gần nhau và tạo thành hình dạng một hành tinh.

Khí ga trong khí quyển sao Mộc cũng có "trần", hay là "tầng trên"; các lớp khí ga mỏng dần khi càng rời xa trung tâm hành tinh. Nếu con người rơi vào bên trong bầu khí quyển một khoảng gần 300.000km (chúng ta sẽ gọi điểm này là "bề mặt"), thì sẽ chết vì nhiễm độc phóng xạ.

Khí ga trong khí quyển sao Mộc cũng có "trần", hay là "tầng trên"; các lớp khí ga mỏng dần khi càng rời xa trung tâm hành tinh. Nếu con người rơi vào bên trong bầu khí quyển một khoảng gần 300.000km (chúng ta sẽ gọi điểm này là "bề mặt"), thì sẽ chết vì nhiễm độc phóng xạ.

Nếu chúng ta mặc một bộ áo du hành không gian không thể bị phá hủy thì sẽ không sao. Thay vào đó, do khối lượng sao Mộc quá lớn, tốc độ rơi của chúng ta sẽ bắt đầu tăng lên. Tiếp tục rơi sẽ lọt vào phần giữa của khí quyển tầng trên của sao Mộc, rơi xuyên qua các đám mây amoniac.

Nếu chúng ta mặc một bộ áo du hành không gian không thể bị phá hủy thì sẽ không sao. Thay vào đó, do khối lượng sao Mộc quá lớn, tốc độ rơi của chúng ta sẽ bắt đầu tăng lên. Tiếp tục rơi sẽ lọt vào phần giữa của khí quyển tầng trên của sao Mộc, rơi xuyên qua các đám mây amoniac.

Chúng ta sẽ không bị bốc cháy với cú rơi này bởi phần dày nhất của khí quyển bạn đã vượt qua được. Sức nóng từ lực ma sát và sức ép siêu âm sẽ không đốt cháy bạn ở giai đoạn này.

Chúng ta sẽ không bị bốc cháy với cú rơi này bởi phần dày nhất của khí quyển bạn đã vượt qua được. Sức nóng từ lực ma sát và sức ép siêu âm sẽ không đốt cháy bạn ở giai đoạn này.

Sau đó, chúng ta xuyên qua một khu vực với áp suất gấp đôi áp suất trung bình trên bề mặt Trái Đất. Càng tiếp tục rơi thì áp suất khí quyển càng tăng lên. Nhiệt độ môi trường cũng càng lúc càng tăng. Mọi thứ xung quanh sẽ tối dần đi và sau vài phút thì mọi thứ sẽ hoàn toàn tối đen như mực, nhiệt độ thì tăng lên hơn 100 độ C.

Sau đó, chúng ta xuyên qua một khu vực với áp suất gấp đôi áp suất trung bình trên bề mặt Trái Đất. Càng tiếp tục rơi thì áp suất khí quyển càng tăng lên. Nhiệt độ môi trường cũng càng lúc càng tăng. Mọi thứ xung quanh sẽ tối dần đi và sau vài phút thì mọi thứ sẽ hoàn toàn tối đen như mực, nhiệt độ thì tăng lên hơn 100 độ C.

Cuối cùng, nơi tiếp đến chính là điểm áp suất 2 triệu bar và có nhiệt độ cao như mặt trời, con người không thể tiếp tục rơi cũng như sống sót được nữa. Bởi vậy, việc một người đặt chân lên bề mặt sao Mộc là điều bất khả thi.

Cuối cùng, nơi tiếp đến chính là điểm áp suất 2 triệu bar và có nhiệt độ cao như mặt trời, con người không thể tiếp tục rơi cũng như sống sót được nữa. Bởi vậy, việc một người đặt chân lên bề mặt sao Mộc là điều bất khả thi.

Lực hấp dẫn trên sao Mộc rất mạnh, khoảng 135.000 dặm/giờ (217.224 km/h). Từ trường của sao Mộc mạnh hơn Trái Đất 20 lần. Jupiter quay nhanh hơn so với các hành tinh khác, vì vậy một ngày trên sao Mộc chỉ bằng 10 giờ dưới Trái Đất.

Lực hấp dẫn trên sao Mộc rất mạnh, khoảng 135.000 dặm/giờ (217.224 km/h). Từ trường của sao Mộc mạnh hơn Trái Đất 20 lần. Jupiter quay nhanh hơn so với các hành tinh khác, vì vậy một ngày trên sao Mộc chỉ bằng 10 giờ dưới Trái Đất.

Nhìn từ Trái Đất, sao Mộc di chuyển rất chậm trên bầu trời. Điều này là bởi hành tinh này cần tới 11 năm Trái Đất để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.

Nhìn từ Trái Đất, sao Mộc di chuyển rất chậm trên bầu trời. Điều này là bởi hành tinh này cần tới 11 năm Trái Đất để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.

Vết đỏ lớn trên sao Mộc thực là một cơn bão trong bầu khí quyển của hành tinh khí này. Cơn bão này đã hoạt động trong hơn 300 năm và đủ lớn để nhét 3 Trái Đất vào bên trong nó.

Vết đỏ lớn trên sao Mộc thực là một cơn bão trong bầu khí quyển của hành tinh khí này. Cơn bão này đã hoạt động trong hơn 300 năm và đủ lớn để nhét 3 Trái Đất vào bên trong nó.

Tầng khí quyển cao của sao Mộc chủ yếu gồm các đám mây được tạo thành từ sulfur và ammonia. Điều đó tức là nếu bạn có thể ngửi nó, bạn sẽ thấy mùi hôi thối rất khó chịu.

Tầng khí quyển cao của sao Mộc chủ yếu gồm các đám mây được tạo thành từ sulfur và ammonia. Điều đó tức là nếu bạn có thể ngửi nó, bạn sẽ thấy mùi hôi thối rất khó chịu.

Sao Mộc được coi là một "ngôi sao thất bại" bởi thành phần của nó gồm hydro và heli giống như Mặt Trời nhưng nó lại không đủ lớn để phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra.

Sao Mộc được coi là một "ngôi sao thất bại" bởi thành phần của nó gồm hydro và heli giống như Mặt Trời nhưng nó lại không đủ lớn để phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sao-moc-dang-so-sao-khien-phi-hanh-gia-khong-dam-dat-chan-toi-1591051.html