Sáp nhập Bắc Giang - Bắc Ninh: Bước đi chiến lược tạo đà cho vùng trung tâm hành chính mới
Quyết định sáp nhập Bắc Giang vào Bắc Ninh không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn kiến tạo một vùng đô thị động lực mới của khu vực Thủ đô. Sự hợp nhất này mở ra một chương mới, nơi tiềm năng của vùng đất Bắc Giang hòa quyện với sức mạnh của Bắc Ninh để hướng tới đưa tỉnh Bắc Ninh mở rộng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống giao thông được đầu tư phát triển tại Bắc Giang
Từ sáp nhập hành chính đến bứt phá phát triển
Cuộc sáp nhập không đơn thuần là việc tái cấu trúc địa giới, mà là một tầm nhìn chiến lược dài hạn, một bước tiến mang tính chiến lược quốc gia. Cùng nằm trên trục phát triển công nghiệp của vùng Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cực tăng trưởng công nghệ cao, trong khi Bắc Giang nổi bật với các khu công nghiệp quy mô lớn, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và tiềm năng đô thị bứt phá mạnh mẽ.
Sáp nhập là chiến lược mở rộng không gian phát triển, kiến tạo một “trung tâm hành chính - công nghiệp - công nghệ” mới phía Bắc, mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ cho vùng Thủ đô.
Việc hợp nhất Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ tạo ra một đơn vị hành chính với dân số trên 3 triệu người, quy mô GDP đứng top đầu cả nước, sở hữu hệ thống giao thông chiến lược với các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường sắt liên kết vùng hoàn chỉnh.
Đặc biệt, nằm ở vị trí trung tâm trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn - Quảng Ninh, Bắc Giang mang đến nguồn nhân lực dồi dào và mở đường cho quy hoạch vùng thông minh, đô thị bền vững.
Trung tâm hành chính mới - Trái tim phát triển đô thị
Việc quy hoạch Bắc Giang trở thành trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh Bắc Ninh không chỉ là sự tái định vị trên bản đồ hành chính mà còn là động lực mạnh mẽ để thu hút đầu tư vào hạ tầng đô thị hiện đại, các dịch vụ công chất lượng cao và tạo ra một môi trường sống, làm việc hấp dẫn.

TP. Bắc Giang sẽ là trở thành trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh Bắc Ninh mở rộng
Dự kiến, trụ sở Tỉnh ủy sau khi hợp nhất tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ bố trí tại trụ sở của Thành ủy Bắc Giang hiện nay. Trung tâm hành chính - kinh tế mới được kỳ vọng sẽ mang diện mạo của một đô thị thông minh, phát triển theo hướng công nghệ cao, công nghiệp xanh, đô thị đáng sống.
Một trung tâm hành chính mới có quy mô lớn sẽ thu hút được đội ngũ cán bộ tinh hoa, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở đường cho quy hoạch vùng thông minh, bền vững.
Công nghiệp - đô thị - logistics: Ba trụ cột cho một đô thị trung ương tương lai
Sự kết hợp giữa tiềm năng công nghiệp sẵn có của Bắc Ninh và quỹ đất, vị trí chiến lược về logistics của Bắc Giang tạo nên ba trụ cột vững chắc cho sự phát triển của đô thị trung ương tương lai.
Với việc bổ sung thêm gần 30 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động tại Bắc Giang như Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng, Bắc Ninh mở rộng “vành đai công nghiệp công nghệ cao” sang phía Đông. Các tập đoàn lớn như Foxconn, Hana Micron, Luxshare ICT… đang tiếp tục mở rộng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn và xe điện.
Đồng thời, quỹ đất rộng lớn của Bắc Giang là cơ sở để phát triển các mô hình đô thị thông minh, hiện đại, phục vụ nhu cầu của lực lượng lao động chất lượng cao.

TP Bắc Giang trở thành trung tâm hành chính mới đang tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các khu đô thị
Việc mở rộng trung tâm hành chính giúp Bắc Ninh bứt phá với nhiều khu đô thị mới hình thành. Đặc biệt, vị trí trung tâm và hệ thống giao thông kết nối của Bắc Giang tạo lợi thế vượt trội để trở thành trung tâm logistics liên vùng. Dự án Cảng cạn ICD và Trung tâm logistics quốc tế Bắc Giang đã góp phần đánh thức tiềm năng của Bắc Giang về phát triển ngành dịch vụ được coi là “mạch máu” của nền kinh tế,mở ra động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Trung tâm Logistics hạng II Quốc gia
Với những lợi thế vượt trội từ sáp nhập, tỉnh Bắc Ninh đang vươn mình trở thành hạt nhân tăng trưởng mới, không chỉ về hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, công nghiệp và đô thị hóa của khu vực miền Bắc. Mục tiêu Bắc Ninh trở thành một trong bốn tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đang dần trở thành hiện thực, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của cả vùng. Điều này không chỉ là bước tiến quan trọng của một địa phương mà còn là minh chứng cho khát vọng vươn lên, đổi mới và phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.