Sạt lở đất gây thiệt hại ở các tỉnh miền núi phía bắc
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua tại tỉnh Sơn La khiến đất đá ngậm nước gây sạt lở ở nhiều nơi. Chiều 15-8, tại bản Kéo Lồm, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã xảy ra sạt lở đất đá làm ba cháu nhỏ đang chơi cạnh ao bị rơi xuống suối, may mắn hai cháu chạy thoát. Cháu Lù A Tạng, SN 2010, học sinh lớp 4 bị nước cuốn trôi mất tích. Sau nhiều giờ tìm kiếm, đến sáng 16-8 mới tìm thấy thi thể. Chính quyền địa phương và gia đình đã tổ chức mai táng cháu. Cùng trong đợt mưa lớn này, nhiều tuyến phố tại TP Sơn La bị úng ngập, sạt lở ta-luy đã làm năm hộ gia đình tại huyện Thuận Châu phải di chuyển khẩn cấp. Mưa lớn cũng đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, trong đó làm chậm tiến độ thu hoạch nhãn đang rộ vụ tại Sơn La.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua tại tỉnh Sơn La khiến đất đá ngậm nước gây sạt lở ở nhiều nơi. Chiều 15-8, tại bản Kéo Lồm, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã xảy ra sạt lở đất đá làm ba cháu nhỏ đang chơi cạnh ao bị rơi xuống suối, may mắn hai cháu chạy thoát. Cháu Lù A Tạng, SN 2010, học sinh lớp 4 bị nước cuốn trôi mất tích. Sau nhiều giờ tìm kiếm, đến sáng 16-8 mới tìm thấy thi thể. Chính quyền địa phương và gia đình đã tổ chức mai táng cháu. Cùng trong đợt mưa lớn này, nhiều tuyến phố tại TP Sơn La bị úng ngập, sạt lở ta-luy đã làm năm hộ gia đình tại huyện Thuận Châu phải di chuyển khẩn cấp. Mưa lớn cũng đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, trong đó làm chậm tiến độ thu hoạch nhãn đang rộ vụ tại Sơn La.
* Đêm 15 rạng sáng 16-8, tại khu vực quốc lộ 4D cũ, thuộc địa phận bản Sùng Chô, xã Sùng Phài, TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã xảy ra hiện tượng sụt lún hố cát-tơ lớn, có chiều dài khoảng 11 m, rộng hơn 4 m và sâu 4 m trên quốc lộ 4D cũ. Hố cát-tơ đã làm tụt sâu một cây xanh và một cột điện, gây mất điện cho các hộ dân trên địa bàn. chung quanh hố cát-tơ là tường nhà, hàng rào của các nhà dân đều bị nứt, trong đó ba hộ có nhà bị nghiêng, hư hỏng nặng và phải sơ tán gấp trong đêm.
* Khoảng 4 giờ sáng 16-8, do ảnh hưởng của mưa lớn, đất đá phía ta-luy dương sạt trượt đã vùi lấp một phần nhà của gia đình anh Vàng Thìn Dũng, trú tại thôn Ma Sào Phố, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Rất may không có thiệt hại về người, nhưng thiệt hại về vật chất ước khoảng 100 triệu đồng. Nhận được tin báo, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận đã nhanh chóng đến ứng cứu, cùng chính quyền địa phương di chuyển người và đồ đạc giúp những hộ dân bị sạt lở ra khỏi vùng nguy hiểm.
* Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ xảy ra tại một số nơi thuộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình và Yên Bái. Cụ thể, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao tại các huyện: Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Thuận Châu (Sơn La); Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ (Lai Châu); Kỳ Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc (Hòa Bình); Trạm Tấu, Văn Yên, Mù Cang Chải, Văn Chấn (Yên Bái). Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trung bình tại các huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La); Tân Uyên, Than Uyên (Lai Châu); Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình); Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái). Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
* Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cao tại huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân (Thanh Hóa); Kỳ Sơn, Tương Dương (Nghệ An); Sơn Hà, Sơn Tây (Quảng Ngãi); An Lão (Bình Định); Kbang, Ia Grai (Gia Lai); Đăk R’Lấp (Đắk Nông); Bảo Lâm (Lâm Đồng).
* UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành công điện yêu cầu UBND các địa phương, các sở, ban, ngành khẩn trương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động các biện pháp phòng, chống mưa to gây ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở trên địa bàn tỉnh. Theo đó, sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao; bảo đảm an toàn các tuyến đê, các hồ đập. Đặc biệt phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân trong mọi tình huống khi có mưa, lũ, sạt lở... Theo dự báo, mấy ngày tới, tại tỉnh Quảng Ninh (bao gồm cả đảo Cô Tô) có khả năng mưa rất to đến đặc biệt to (lượng mưa 300 đến 400 mm/đợt, có nơi có thể hơn 500 mm/đợt).
* Ngày 16-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, niên vụ sắn 2020, toàn tỉnh trồng hơn 16.400 ha sắn, nhưng dịch bệnh khảm lá trên cây sắn phát sinh, lây lan ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 4.770 ha sắn bị nhiễm bệnh, trong đó diện tích nhiễm bệnh hơn 70% là 847,5 ha. Sở đã chỉ đạo các đơn vị chức năng cử cán bộ xuống cơ sở phối hợp các địa phương kiểm tra, khoanh vùng diện tích nhiễm bệnh, hướng dẫn nông dân phòng trừ, hạn chế thiệt hại.
* Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh hiện có 120,5 ha lúa mùa bị nhiễm ốc bươu vàng, trong đó 5,5 ha bị thiệt hại nặng, chủ yếu ở trà lúa muộn, mật độ trung bình ba đến bốn con/m2, sáu đến tám con/m2, cá biệt có nơi lên đến 20-25 con/m2. Các huyện bị nhiễm nặng nhất là Yên Sơn 35 ha, Sơn Dương 35 ha, Hàm Yên 30 ha, còn lại ở TP Tuyên Quang, Chiêm Hóa.