'Sát thủ diệt tăng' TOW trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley

Một trong số những vũ khí được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley chính là 'Sát thủ diệt tăng' TOW. Dù không hiện đại bằng tên lửa Javelin và NLAW, nhưng bù lại tên lửa TOW có khả năng xuyên giáp cao hơn 15-50%, tầm bắn xa hơn 250%.

Ngoài pháo 25mm và súng máy đồng trục, thì tên lửa chống tăng TOW là một trong những vũ khí được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.

Ngoài pháo 25mm và súng máy đồng trục, thì tên lửa chống tăng TOW là một trong những vũ khí được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.

Mỗi xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley được gắn bệ phóng chứa 2 quả tên lửa chống tăng TOW ngay bên hông tháp pháo.

Mỗi xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley được gắn bệ phóng chứa 2 quả tên lửa chống tăng TOW ngay bên hông tháp pháo.

Việc gắn tên lửa chống tăng TOW kết hơp với hệ thống ngắm bắn của xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley giúp xạ thủ có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu.

Việc gắn tên lửa chống tăng TOW kết hơp với hệ thống ngắm bắn của xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley giúp xạ thủ có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu.

Dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ liên tục nâng cấp, tên lửa chống tăng TOW vẫn là một trong số những sát thủ diệt tăng uy lực nhất thế giới hiện nay.

Dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ liên tục nâng cấp, tên lửa chống tăng TOW vẫn là một trong số những sát thủ diệt tăng uy lực nhất thế giới hiện nay.

Tên lửa TOW trong tay các lực lượng đối lập thân Mỹ đã hạ nhiều xe tăng do Nga cung cấp cho quân chính phủ Syria.

Tên lửa TOW trong tay các lực lượng đối lập thân Mỹ đã hạ nhiều xe tăng do Nga cung cấp cho quân chính phủ Syria.

Ước tính đã có hàng trăm xe tăng và thiết giáp của quân đội Syria bị tên lửa TOW trong tay lực lượng đối lập tiêu diệt.

Ước tính đã có hàng trăm xe tăng và thiết giáp của quân đội Syria bị tên lửa TOW trong tay lực lượng đối lập tiêu diệt.

Ra đời từ thập niên 1970, đến nay tên lửa chống tăng BGM-71 TOW của Mỹ được đánh giá là một trong số những loại vũ khí diệt tăng thành công nhất thế giới.

Kể từ khi ra mắt cho đến nay tên lửa chống tăng TOW đã xuất hiện trên nhiều điểm nóng của thế giới.

Kể từ khi ra mắt cho đến nay tên lửa chống tăng TOW đã xuất hiện trên nhiều điểm nóng của thế giới.

Các phiên bản của TOW được phát triển sau này là: TOW 2A (BGM-71E), sản xuất vào năm 1987 với hơn 118.000 quả được bán ra; TOW 2B (BGM-71F), sản xuất vào năm 1991 với trên 40.000 quả được bán ra.

Tên lửa TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK.

Khi bắn các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến hủy diệt các mục tiêu thông qua kính viễn vọng.

Phạm vi tấn công tối đa của phiên bản TOW 2B mới nhất lên tới 4.200 m.

Phiên bản TOW 2B được trang bị đầu đạn kép có thể vô hiệu hóa loại giáp phản ứng nổ của các xe tăng hiện đại và khả năng xuyên phá vỏ thép lên tới 900 mm.

Phiên bản TOW 2B được trang bị đầu đạn kép có thể vô hiệu hóa loại giáp phản ứng nổ của các xe tăng hiện đại và khả năng xuyên phá vỏ thép lên tới 900 mm.

Ngoài ra dòng tên lửa này được nâng cấp để đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.

Ngoài phiên bản với chân đế cố định, TOW có thể triển khai trên xe jeep, xe thiết giáp giúp tăng tính cơ động.

Dù không hiện đại bằng, nhưng bù lại tên lửa TOW có khả năng xuyên giáp cao hơn 15-50%, tầm bắn xa hơn 250% so với tên lửa chống tăng Javelin hay NLAW.

Hiện TOW là loại tên lửa chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ cũng như các quốc gia NATO khác.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/sat-thu-diet-tang-tow-tren-xe-chien-dau-bo-binh-m2-bradley-post528038.antd