Sau khủng hoảng khí đốt, Bắc Cực là điểm 'nóng' tiếp theo giữa Nga và EU
Một mặt trận mới có thể mở ra trong căng thẳng chính trị giữa Liên minh châu Âu và Nga về năng lượng. Lần này là ở Bắc Cực.
Hôm thứ Tư (13/10), EU đã đưa ra các đề xuất có thể thúc đẩy cấm khai thác các mỏ dầu, than và khí đốt mới ở Bắc Cực trong một nỗ lực nhằm bảo vệ khu vực khỏi sự biến đổi khí hậu.
Nga, quốc gia nắm giữ phần lớn lãnh thổ Bắc Cực, nơi có lượng hydrocacbon và trữ lượng cá dồi dào, không quá hài lòng với các đề xuất.
Ảnh: BBC
Bài liên quan
Khủng hoảng năng lượng cảnh báo châu Âu từ bỏ nhiên liệu hóa thạch
Pháp đe dọa cắt năng lượng của Anh do bất đồng về đánh cá
Pháp thúc đẩy sự độc lập năng lượng của EU khi giá khí đốt tăng cao
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đe dọa kinh tế toàn cầu
Phó Thủ tướng Nga ông Alexander Novak hôm thứ Năm (15/10) nói rằng: ″Tôi đã hơi ngạc nhiên khi nghe về điều này ngày hôm qua. Tại sao lại là Bắc Cực, tại sao không phải là Xích đạo? Người ta có thể nghĩ ra một số nơi trên thế giới mà việc sản xuất dầu và khí đốt phải bị cấm".
“Đề xuất này không có động cơ nào khác ngoài chính trị”, ông nói thêm. "Tôi nghĩ rằng tác giả của những đề xuất này có rất ít hiểu biết về tình hình thực tế của vấn đề”, ông nói.
Các đề xuất của EU được đưa ra vào thời điểm căng thẳng đã lên cao giữa Nga và EU về năng lượng, và cụ thể là khí đốt tự nhiên. Giá năng lượng đã tăng vọt do nguồn cung thắt chặt hơn dự kiến.
Nga cho biết họ đã tăng cường cung cấp khí đốt nhưng các nhà phê bình nói rằng họ đang sử dụng việc xuất khẩu khí đốt của mình sang khu vực cho các mục đích chính trị, chủ yếu là nỗ lực để Đức chứng nhận đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Nga phủ nhận họ đang khai thác cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu, trong khi Tổng thống ông Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Moscow không sử dụng khí đốt làm vũ khí.
Căng thẳng ở Bắc Cực đã gia tăng giữa các bên tham gia khu vực trong một số năm, đặc biệt trong bối cảnh Nga âm thầm mở rộng ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự ở đó.
Không giống như Nga, EU là một lực lượng tương đối mới ở Bắc Cực và khối này không phải là thành viên của Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ để cung cấp phương tiện thúc đẩy hợp tác, phối hợp và tương tác giữa các Quốc gia Bắc Cực, mặc dù Hội đồng bao gồm các quốc gia thành viên EU là Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển.
Tuy nhiên, EU dường như đang tìm cách tăng cường vai trò của mình trong khu vực, và trong một đề xuất do Ủy ban châu Âu khởi xướng hôm thứ Tư (13/10), EU đã lưu ý rằng “khu vực Bắc Cực có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Liên minh châu Âu, liên quan đến biến đổi khí hậu, nguyên liệu thô cũng như ảnh hưởng địa chính trị".
EU "góp phần duy trì đối thoại và hợp tác hòa bình và mang tính xây dựng trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, để giữ cho Bắc Cực an toàn và ổn định”, cũng như “thúc đẩy khai thác dầu, than và khí đốt ở trong lòng đất, kể cả ở các vùng Bắc Cực” và “hỗ trợ sự phát triển bền vững và toàn diện của các vùng Bắc Cực vì lợi ích của cư dân và các thế hệ tương lai".
Bắc Cực là một phần không thể thiếu của nền kinh tế và lãnh thổ của Nga, đường bờ biển của nó chiếm 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương và dân số của Nga trong khu vực này khoảng 2 triệu người, tương đương khoảng một nửa tổng số người sống ở Bắc Cực, theo Viện Bắc Cực.
Ông Alexei Chekunkov, Bộ trưởng phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực của Nga, cho biết vào tháng 6 rằng “Bắc Cực là động cơ tăng trưởng kinh tế. Khu vực này chiếm 10% GDP và 20% xuất khẩu của chúng tôi và Nga nhận thức được tính bền vững trong khu vực".
Nga cũng là chủ tịch của Hội đồng Bắc Cực, một vị trí mà nước này sẽ giữ cho đến năm 2023.
Tính bền vững là một câu hỏi lớn đối với khu vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu: Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, và sự tan chảy của các sông băng và của chỏm băng ở Greenland "sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và thiên nhiên trong khu vực cũng như trên thế giới", theo Viện Địa cực Na Uy.