Sau mưa lũ, thủ phủ hương trầm xứ Nghệ gặp khó khăn 'kép'

Sau đợt mưa lũ vừa qua, người làm hương ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An đang đối mặt với khó khăn 'kép' khi nhiều diện tích cây rễ hương héo rũ; các vật dụng, đồ nghề, nguyên liệu làm hương cũng bị ẩm ướt, hư hỏng.

 Huyện Quỳ Châu được xem là thủ phủ hương trầm ở Nghệ An. Nghề làm hương trầm nơi đây đã có 40 năm. Hiện nay, trên địa bàn có 6 làng nghề làm hương trầm, có hàng chục lao động thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ, cung ứng lượng lớn sản phẩm ra thị trường.

Huyện Quỳ Châu được xem là thủ phủ hương trầm ở Nghệ An. Nghề làm hương trầm nơi đây đã có 40 năm. Hiện nay, trên địa bàn có 6 làng nghề làm hương trầm, có hàng chục lao động thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ, cung ứng lượng lớn sản phẩm ra thị trường.

 Mỗi năm, làng nghề hương trầm mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Mỗi năm, làng nghề hương trầm mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

 Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích cây rễ hương - nguyên liệu chính để làm hương trầm đã bị ngập úng, ngâm trong nhiều ngày. Lũ rút, nắng lên đã khiến những gốc rễ hương bị thối rễ, không thể thu hoạch.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích cây rễ hương - nguyên liệu chính để làm hương trầm đã bị ngập úng, ngâm trong nhiều ngày. Lũ rút, nắng lên đã khiến những gốc rễ hương bị thối rễ, không thể thu hoạch.

 Số liệu từ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳ Châu cho biết, trên địa bàn hiện có trên 100ha cây rễ hương, được trồng chủ yếu tại các xã Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Thuận và thị trấn Tân Lạc.

Số liệu từ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳ Châu cho biết, trên địa bàn hiện có trên 100ha cây rễ hương, được trồng chủ yếu tại các xã Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Thuận và thị trấn Tân Lạc.

 Gia đình ông Đậu Công Hà (trú thị trấn Tân Lạc) cho hay: “Gia đình có 3 sào rễ hương mới trồng, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào cuối năm. Tuy nhiên, trong đợt lũ vừa qua, diện tích bị ngập úng hơn 50% và đã héo rũ, thối rễ. Số còn lại cũng sinh trưởng kém. Vụ này gia đình thất thu hàng trăm triệu đồng”.

Gia đình ông Đậu Công Hà (trú thị trấn Tân Lạc) cho hay: “Gia đình có 3 sào rễ hương mới trồng, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào cuối năm. Tuy nhiên, trong đợt lũ vừa qua, diện tích bị ngập úng hơn 50% và đã héo rũ, thối rễ. Số còn lại cũng sinh trưởng kém. Vụ này gia đình thất thu hàng trăm triệu đồng”.

 Ngoài cây rễ hương bị héo rũ, người làm hương nơi đây đang đối mặt với khó khăn “kép” khi các vật dụng, đồ nghề, nguyên liệu làm hương bị ẩm ướt, hư hỏng.

Ngoài cây rễ hương bị héo rũ, người làm hương nơi đây đang đối mặt với khó khăn “kép” khi các vật dụng, đồ nghề, nguyên liệu làm hương bị ẩm ướt, hư hỏng.

 Bà Trần Thị Hòa (trú thị trấn Tân Lạc) chia sẻ: “Nhà tôi có 2 kho hàng, chứa nguyên liệu để làm hương, nước lũ dâng nhanh chúng tôi không kịp trở tay. Kho nguyên liệu chứa các loại bột rễ hương, đinh hương, quế, hồi… đều bị ngập trong nước”.

Bà Trần Thị Hòa (trú thị trấn Tân Lạc) chia sẻ: “Nhà tôi có 2 kho hàng, chứa nguyên liệu để làm hương, nước lũ dâng nhanh chúng tôi không kịp trở tay. Kho nguyên liệu chứa các loại bột rễ hương, đinh hương, quế, hồi… đều bị ngập trong nước”.

Nhiều nguyên liệu làm hương bị ngấm trong nước lũ đã hư hỏng, không thể sản xuất.

Nhiều nguyên liệu làm hương bị ngấm trong nước lũ đã hư hỏng, không thể sản xuất.

 Theo người dân nơi đây, hương quan trọng nhất là mùi thơm, tuy nhiên khi những nguyên liệu ngâm nước hơn một ngày đã bị hư hỏng hoàn toàn, không còn mùi nữa. Nếu sấy khô để làm tiếp thì sản phẩm sẽ không đạt chất lượng, mất uy tín.

Theo người dân nơi đây, hương quan trọng nhất là mùi thơm, tuy nhiên khi những nguyên liệu ngâm nước hơn một ngày đã bị hư hỏng hoàn toàn, không còn mùi nữa. Nếu sấy khô để làm tiếp thì sản phẩm sẽ không đạt chất lượng, mất uy tín.

Thu Hiền

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/sau-mua-lu-thu-phu-huong-tram-xu-nghe-gap-kho-khan-kep-post1576172.tpo