Sau sao chết, sao nổ, nhị phân, xuất hiện loại sao mới có cánh tay xoắn ốc
Trong hơn 400 năm, giới thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng để nghiên cứu sự đa dạng của các ngôi sao trong thiên hà Milky Way. Có sao lùn, sao khổng lồ, sao chết, sao nổ, sao nhị phân; bây giờ, có một loại sao mới được tìm thấy.
Theo đó, các nhà nghiên cứu sử dụng kính viễn vọng Subaru ở Hawaii đã tìm thấy một ngôi sao có cánh tay xoắn ốc.
Tên của ngôi sao là sao 206462. Đó là một ngôi sao trẻ cách Trái đất hơn 400 năm ánh sáng trong chòm sao Lupus, (chòm sao con sói). Sao 206462 thu hút sự chú ý bởi vì nó có một vành đĩa bụi và khí rộng bao quanh.
Khi xem xét kỹ hơn về sao 206462, các nhà thiên văn học đã nhìn thấy các cánh tay xoắn ốc của nó. Thường cánh tay xoắn ốc chỉ tìm thấy ở các thiên hà, nay lại được tìm thấy ở một ngôi sao.
Đồng thời, việc tìm thấy cánh tay xoắn ốc xung quanh một ngôi sao riêng lẻ là chưa từng có trong vũ trụ.
Cánh tay xoắn ốc quanh sao này có thể là một dấu hiệu cho thấy các hành tinh đang hình thành trong vành đĩa ngôi sao, theo ông Grad Grady, nhà thiên văn học của Eureka Science, Inc., tại Trung tâm không gian Goddard của NASA cho hay.
“Hiện tại, sao 206462 chỉ vài triệu năm tuổi, là một ngôi sao trẻ nhưng cánh tay xoắn ốc của nó lại phát triển sớm, đó là một hình thức tiến hóa đặc biệt của sao”, John nói.