Sau tuổi 50, cần tầm soát ngay 5 loại ung thư này

Sau tuổi 50, bạn nên tầm soát ung thư phổi, dạ dày, đại tràng... để chủ động chăm sóc sức khỏe.

Sau tuổi 50, bạn nên tầm soát ung thư phổi, dạ dày, đại tràng... để chủ động chăm sóc sức khỏe. (Nguồn: Sohu)

Sau tuổi 50, bạn nên tầm soát ung thư phổi, dạ dày, đại tràng... để chủ động chăm sóc sức khỏe. (Nguồn: Sohu)

1. Nội soi dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến. Do thói quen ăn uống khác nhau nên một số vùng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Nếu bạn có chế độ ăn uống không hợp lý quanh năm, dạ dày sẽ bị tổn thương lâu dài. Sau tuổi 50, chức năng tiêu hóa suy giảm, các tổn thương dạ dày ngày càng lộ rõ nên cần chú ý đến việc phòng ngừa và sàng lọc ung thư dạ dày.

2. CT phổi

Nhiều người tử vong do ung thư phổi vì hút thuốc lá lâu ngày hoặc làm các công việc độc hại (tiếp xúc bụi, silic...). So với X-quang, chụp CT rõ ràng và toàn diện hơn, đồng thời cũng có thể xác định chính xác hơn liệu các nốt trên phổi có phải là ung thư hay không. Bạn nên sử dụng CT liều thấp để giảm bức xạ không cần thiết.

3. Siêu âm gan và xét nghiệm Alpha-fetoprotein

Ung thư gan cũng nằm trong số những bệnh ung thư hàng đầu ở nhiều quốc gia. Gan có vai trò giải độc và tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất trong hệ tiêu hóa, khi chức năng gan suy giảm, cơ thể sẽ có những thay đổi bệnh lý rõ rệt. Những người có tiền sử nghiện rượu hoặc nhiễm virus viêm gan nên siêu âm màu gan định kỳ.

Alpha-fetoprotein (AFP) là protein huyết tương có nồng độ cao trong máu thai nhi. Thông thường, một protein AFP sẽ được tạo ra bởi các tế bào gan chưa trưởng thành trong bào thai. Về sinh lý, vào năm đầu đời khi mới sinh, trẻ có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, giảm dần xuống mức thông thường.

Những người trưởng thành khỏe mạnh và không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp (không vượt quá 10 ng/ml). Phát hiện hàm lượng alpha-fetoprotein là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán bước đầu của ung thư gan.

4. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại u ác tính phụ khoa thường gặp nhất và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù đã có vaccine ngừa HPV, nó vẫn không thể ngăn chặn hoàn toàn sự xuất hiện của bệnh, vì vậy chúng ta cần tiến hành sàng lọc phù hợp để phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm.

Hiện nay các phương pháp phát hiện ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến là xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap test hoặc TCT/LCT) và xét nghiệm HPV.

5. Nội soi đại tràng

Nội soi có nhiều chỉ định và cả chống chỉ định, bao gồm những người bị hẹp hậu môn trực tràng, bệnh nhân có triệu chứng kích ứng phúc mạc, tổn thương đau ở hậu môn, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, tăng huyết áp nặng, thiếu máu, bệnh tim mạch vành, suy tim phổi... Chỉ sau khi loại bỏ được những chống chỉ định này, nội soi đại tràng có liên quan mới được thực hiện.

(theo Ngôi sao)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/sau-tuoi-50-can-tam-soat-ngay-5-loai-ung-thu-nay-261216.html