SCB chọn hướng đi giai đoạn mới 2020 - 2025
Đầu tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố phê duyệt Đề án Cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được xem là phương án tái cơ cấu chủ động hỗ trợ thêm một số cơ chế mới, là giải pháp tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu, phát triển một cách lành mạnh và tích cực hơn.
SCB thay đổi toàn diện, xây dựng hệ sinh thái chất lượng dịch vụ vượt trội
Đề án Cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề cập đến những hỗ trợ về mặt quy định pháp luật để có những xử lý linh hoạt, phù hợp với Ngân hàng. Đồng thời sẽ có những giải pháp thiết thực giúp SCB tạo được nền tảng phát triển ổn định và bền vững.
SCB xác định, bên cạnh việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu, việc thúc đẩy phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu thế tất yếu.
Giai đoạn 2019 - 2020 là giai đoạn SCB tập trung nguồn lực để cơ cấu lại hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính; đầu tư nền tảng công nghệ, nhân sự và phát triển hệ thống khách hàng để tích tụ nguồn lực phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số trong tương lai. SCB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng có chất lượng dịch vụ và quản trị trải nghiệm hàng đầu, tương xứng với vị thế Top 5 về quy mô tổng tài sản.
Để đạt được mục tiêu này, SCB đã đề ra một số trọng tâm, trong đó “sợi dây” xuyên suốt năm 2020 sẽ là khách hàng.
Cụ thể, hướng đến mục tiêu “ngân hàng bán lẻ đa năng” có tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm tối thiểu 30% và lấy hệ thống trải nghiệm khách hàng làm nền tảng, SCB đã có kế hoạch chuyên môn hóa mô hình kinh doanh: Thứ nhất, tổ chức mô hình kinh doanh với bộ máy độc lập cho hai mảng hoạt động bán lẻ và doanh nghiệp; thứ hai, tập trung phát triển dịch vụ khách hàng cao cấp; thứ ba, triển khai kênh kinh doanh trực tiếp.
SCB đã và đang xây dựng một hệ sinh thái chất lượng dịch vụ khách hàng xuất sắc, lấy quản trị trải nghiệm khách hàng làm nền tảng, hiểu rõ từng điểm “chạm” của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ và sản phẩm tốt nhất để nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ tại ngân hàng.
SCB cũng tập trung khai thác khách hàng có chiều sâu, bao gồm: Mô hình kinh doanh rõ ràng cho các phân khúc khách hàng; tăng cường bán thêm, bán chéo; chăm sóc khách hàng theo từng phân khúc cụ thể. Đồng thời, chuyển trạng thái vận hành theo chức năng của các bộ phận, từ quy trình nhiều thủ tục, giấy tờ, sang hướng tinh gọn các hoạt động của hệ thống vận hành và hướng đến trải nghiệm của khách hàng.
SCB là ngân hàng đầu tiên trên thị trường gửi sổ tiết kiệm (có tích hợp mã QR) qua email khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra thông tin tài khoản mọi lúc, mọi nơi.
Nhằm cung cấp dịch vụ xác thực nhanh chóng hơn, dễ dàng giao dịch ngay khi ở nước ngoài, SCB phát triển thêm hình thức xác thực Soft OTP trên eBanking tại ứng dụng SCB Secure.
Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 được mở rộng bằng cách bổ sung thêm chiều thụ hưởng đến tất cả thẻ quốc tế SCB (thẻ thanh toán và thẻ tín dụng) để có thể tạo hệ sinh thái về dịch vụ điện tử hoàn thiện nhất.
Định hướng kinh doanh gắn liền với giá trị “Ngân hàng vì cộng đồng”
Trong 5 năm tới, SCB vận hành với slogan “SCB - Ngân hàng vì cộng đồng”, đồng thời kích hoạt chương trình tái định vị thương hiệu với thông điệp lớn “Yêu thương là hành động”. SCB không chỉ nhằm mục tiêu phát triển bền vững và chú trọng vào chất lượng của hoạt động kinh doanh, mà còn hướng đến xây dựng hình ảnh Ngân hàng sang mục tiêu, tầm nhìn chung là phụng sự và đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, cán bộ - nhân viên nói riêng và cộng đồng nói chung.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc SCB đã, đang và sẽ luôn thực hiện sứ mệnh của mình, hài hòa cả ba mục tiêu giá trị: Mục tiêu tư nhân, mục tiêu Nhà nước và mục tiêu xã hội. Đồng thời thực hiện nâng cấp thương hiệu với ý niệm “Nhân văn: Vì cộng đồng”, đó là luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược, kế hoạch, thiết kế sản phẩm…
Mỗi cán bộ - nhân viên SCB sẽ là một đại sứ thương hiệu, khẳng định giá trị hướng đến cộng đồng mà SCB xây dựng và lan tỏa những giá trị cao đẹp, sự tử tế đến với khách hàng.
Mỗi cán bộ - nhân viên SCB sẽ là một đại sứ thương hiệu, khẳng định giá trị hướng đến cộng đồng mà SCB xây dựng và lan tỏa những giá trị cao đẹp, sự tử tế đến với khách hàng.
Giá trị “Ngân hàng vì cộng đồng” còn được thể hiện ở những sản phẩm đang và sẽ triển khai của SCB - có giá trị lan tỏa, hoạt động trên tiêu chí bảo vệ sức khỏe và lợi ích cộng đồng.
Chẳng hạn như chương trình “Giao dịch tại nhà”, chương trình “Tâm An trọn vẹn” hỗ trợ đặc biệt với bệnh nhân ung thư; sản phẩm “Tiết kiệm song hành - Bảo hiểm toàn tâm” không chỉ tối ưu số tiền nhàn rỗi của khách hàng, mà còn giúp khách hàng chủ động trong việc tham gia các gói bảo hiểm; thẻ tín dụng SCB S-Care với gói quà tặng tầm soát ung thư hàng năm; phát triển các chương trình hợp tác hỗ trợ tín dụng phát triển khởi nghiệp xanh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao…
Bên cạnh việc nâng tầm dịch vụ tài chính cá nhân với định hướng trở thành “Ngân hàng giao dịch chính của mọi khách hàng”, SCB sẽ đầu tư mạnh vào ngân hàng số. Điều này vừa giúp SCB tiếp cận với lượng khách hàng lớn hơn, vừa phục vụ cộng đồng tốt hơn vì gần như 100% người trưởng thành ở Việt Nam đã sử dụng điện thoại thông minh (smartphone).
Thời gian qua, SCB đã chú trọng triển khai nhiều chương trình đào tạo nhân sự, tạo ra những thay đổi đột phá trong tư duy của một bộ phận lớn lãnh đạo cấp trung và cấp cao thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu.
Với hệ tư tưởng “Thay đổi để dẫn đầu”, sự thay đổi tư duy này có sức lan tỏa rất lớn, tạo ra sức sống mới, một không gian làm việc chuyên nghiệp, hăng say và niềm tin vào sự thành công của quá trình tái cơ cấu, cũng như vào tương lai của SCB. Hơn thế nữa, điều này giúp tăng thêm thu nhập cho cán bộ - nhân viên Ngân hàng khi họ khai thác đúng tiềm năng của thị trường đang phát triển và mở ra triển vọng tích cực hơn trong tương lai.
Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/scb-chon-huong-di-giai-doan-moi-2020-2025-post269552.html