Siết chặt đăng kiểm, nhiều chủ xe độ bị từ chối tức tưởi

Nếu xe ô tô đã độ đèn, lên lốp, lắp thêm cản va, giá nóc, thậm chí thay mặt ca-lăng khác với kiểu dáng của đời xe cũng bị phía đăng kiểm 'mời về' và đề nghị khôi phục lại nguyên bản.

"Quy định về đăng kiểm đã có từ lâu nhưng trước đây có thể một số trung tâm vẫn cho qua với những xe lắp thêm phụ kiện nhưng không làm thay đổi kết cấu, độ an toàn của phương tiện. Nay chỉ là siết chặt hơn chứ không phải mới". Giám đốc một trung tâm đăng kiểm lớn tại Hà Nội cho biết.

"Quy định về đăng kiểm đã có từ lâu nhưng trước đây có thể một số trung tâm vẫn cho qua với những xe lắp thêm phụ kiện nhưng không làm thay đổi kết cấu, độ an toàn của phương tiện. Nay chỉ là siết chặt hơn chứ không phải mới". Giám đốc một trung tâm đăng kiểm lớn tại Hà Nội cho biết.

Hàng loạt xe bị loại ngay từ “vòng gửi xe”

Gần đây, nhiều xe ô tô lắp hoặc độ chế một số loại phụ kiện ngoài không phải của nhà sản xuất đã bị các đơn vị đăng kiểm từ chối thẳng thừng. Nguyên nhân đến từ những chiếc xe này đã thay đổi kết cấu, thiết kế, kiểu dáng mà nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan đăng kiểm.

Dễ gặp nhất là những chiếc ô tô lắp thêm giá nóc, cản va hoặc độ chế thêm đèn Led, Bi xenon, giá nóc, mâm (vành), dán decal đổi màu hay lắp thêm ghế với xe Van… Thậm chí nhiều xe đã thay một bộ phận tưởng chừng như không mấy liên quan đến an toàn là mặt ca-lăng hay cánh lượt gió thể thao cũng bị phía cơ sở đăng kiểm “trả về”.

Anh Đỗ Văn Luận ở quận Nam Từ Liêm vừa đến một trung tâm đăng kiểm gần nhà để kiểm định chiếc xe bán tải Mitsubishi Triton. Sau khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, anh được nhân viên đăng kiểm đưa một tờ giấy và đề nghị mang xe về khắc phục đối với 2 lỗi, trong đó có yêu cầu “tháo dàn Led gắn ở đầu xe, trả về nguyên bản”.

Anh Luận cho biết, do thường xuyên đi off-road nên cần độ sáng lớn nên đã lắp dàn đèn Led lên xe. Tuy vậy, anh không bao giờ bật trong phố mà chỉ lúc cần thiết mới sử dụng. Sau khi tháo hẳn dàn đèn này ra, anh đã được đăng kiểm.

Không dễ dàng như anh Luận, anh Đặng Ngọc Anh ở quận Hà Đông thậm chí còn bị nhân viên đăng kiểm mời về ngay khi vừa qua cổng với lý do đèn gầm chiếc Ford Escape của anh là dạng Bi-xenon, trong khi chiếc xe đời 2010 nếu nguyên bản chỉ có dạng halogen.

“Tôi khá bất ngờ với lỗi này. Tôi nghĩ rằng lắp thêm đèn bi thay cho đèn gầm nguyên bản đã mù mờ là điều tốt chứ sao lại bắt phải thay lại? Chẳng nhẽ đi đèn tối lại an toàn hơn đèn sáng hay sao?”, anh Ngọc Anh bức xúc.

Thậm chí có nhiều trường hợp trước đây những xe lắp thêm hoặc độ chế như trên vẫn đạt đăng kiểm, nhưng nay lại không đạt, gây ra nhiều tranh luận.
“Xe Mercedes C200 của tôi đời 2012 nhưng lên mặt ca lăng cũng của C200 nhưng đời 2016. Những năm trước chẳng ai hỏi về cái này, thế mà lần này đi đăng kiểm lại bị họ bắt về thay nguyên bản. Giờ tôi biết kiếm đâu ca-lăng nguyên bản mà thay vào đây?”.

Theo anh Hùng, đối với những lỗi rõ ràng khiến kích thước xe thay đổi, gây nguy hiểm cho người khác như cản sắt, giá nóc, lắp đèn Led bar siêu sáng,… thì nên kiên quyết xử lý. Còn những phụ kiện mang tính thẩm mĩ như mặt ca-lăng, logo, decal hay cánh lướt gió thể thao,… thì các cơ quan hữu quan cần linh động chứ không nên làm khó người dân.

Độ mặt ca-lăng có thể làm ảnh hưởng đến độ nhạy của các cảm biến, trong đó có cảm biến va chạm và túi khí không nổ hoặc không nổ đúng thời gian cần thiết nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng của người trên xe. Ảnh minh họa

Độ mặt ca-lăng có thể làm ảnh hưởng đến độ nhạy của các cảm biến, trong đó có cảm biến va chạm và túi khí không nổ hoặc không nổ đúng thời gian cần thiết nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng của người trên xe. Ảnh minh họa

Tiếp tục làm nghiêm với các trường hợp độ, chế

Sau những “lùm xùm” mới đây liên quan đến hàng loạt trung tâm đăng kiểm tại khu vực miền Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản yêu cầu trung tâm đăng kiểm trên cả nước phải tuân thủ đúng quy định, làm sai sẽ xử lý nghiêm.

Do đó, các trung tâm đăng kiểm cũng từ chối kiểm định với xe độ, chế làm sai khác mẫu mã của nhà sản xuất đã đăng ký, những xe đã lắp thêm thì buộc phải tháo trả về nguyên trạng ban đầu mới được kiểm định.

Trao đổi với Giaothonghanoi, giám đốc một trung tâm đăng kiểm lớn tại Hà Nội cho biết, số lượng xe đến và bị “mời về” ngay trước khi làm thủ tục tại đây chiếm tới khoảng 10%, đa số là những lỗi liên quan đến lắp thêm hoặc độ chế phụ kiện.

Theo giám đốc này, quy định xe phải tuân thủ nguyên bản hiện trạng giống như lúc sản xuất là hoàn toàn hợp lý bởi khi lắp thêm, độ chế các thiết bị, chi tiết khác lên xe sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành.

Xe ô tô đã độ đèn, lên lốp, lắp thêm cản va, giá nóc, thậm chí thay mặt ca-lăng khác với kiểu dáng của đời xe cũng bị phía đăng kiểm “mời về” và đề nghị khôi phục lại nguyên bản. Ảnh minh họa

Xe ô tô đã độ đèn, lên lốp, lắp thêm cản va, giá nóc, thậm chí thay mặt ca-lăng khác với kiểu dáng của đời xe cũng bị phía đăng kiểm “mời về” và đề nghị khôi phục lại nguyên bản. Ảnh minh họa

Đơn cử như xe nguyên bản chỉ có đèn halogen nhưng nếu lắp thêm đèn siêu sáng dạng Led hoặc Bi-xenon sẽ có cường độ sáng quá lớn, gây nguy hiểm cho xe đối diện. Hoặc độ mặt ca-lăng có thể làm ảnh hưởng đến độ nhạy của các cảm biến, trong đó có cảm biến va chạm và túi khí không nổ hoặc không nổ đúng thời gian cần thiết nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng của người trên xe.

“Thực tế thì quy định về đăng kiểm đã có từ lâu nhưng trước đây có thể một số trung tâm vẫn cho qua với những xe lắp thêm phụ kiện nhưng không làm thay đổi kết cấu, độ an toàn của phương tiện. Nay chỉ là siết chặt hơn chứ không phải mới”, vị này nói.

Theo đại diện đơn vị đăng kiểm, việc thay cụm đèn không phải cứ thích là thay nguyên cụm là được. Ví dụ đã là đèn halogen là phải dạng halogen, đảm bảo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Trường hợp đèn tối phải thay, thì nên thay bóng loại sáng hơn, công suất cao hơn hoặc thay chóa đèn mới,…

Còn với xe độ thêm cánh gió, bệ bước chân, cản trước và sau, ca-lăng… dù không thay đổi kết cấu, độ an toàn của xe, nhưng các phụ kiện này làm thay đổi kích thước, nhận diện xe của nhà sản xuất, nên không được kiểm định.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, ngoài những lỗi thường gặp nói trên, trường hợp thay thế các chi tiết nhưng vẫn đảm bảo thông số kỹ thuật theo đăng ký ban đầu của nhà sản xuất vẫn được chấp nhận đăng kiểm.

Dễ thấy là xe ô tô thay la-zăng (vành), dù có thể khác mẫu mã, họa tiết, màu sắc nhưng nếu đảm bảo đúng kích cỡ và thông số lốp thì vẫn được cơ quan đăng kiểm chấp thuận. Ngoài ra, xe lắp thêm các loại cảm biến lùi, cảm biến áp suất lốp, camera lùi, camera 360 độ,… dù xe nguyên bản không có nhưng làm tăng tính an toàn khi lái xe cũng không bị đăng kiểm “tuýt còi”.

Hải Dương

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/siet-chat-dang-kiem-nhieu-chu-xe-do-bi-tu-choi-tuc-tuoi.html