Siết quy định phát hành: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp không dành cho những tay chơi 'nghiệp dư'?
Việc sửa đổi bổ sung Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp thị trường trái phiếu phát triển toàn vẹn, có tổ chức hơn.
Từ 1/9 tới đây, Nghị định 81/2020 sửa đổi bổ sung Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực.
Một số thay đổi đáng được đánh giá sẽ góp phần giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển 1 cách có tổ chức hơn:
Doanh nghiệp phải đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành. Trước đây, khi không có giới hạn, thị trường không ít lần "hốt hoảng" với những doanh nghiệp có dư nợ phát hành gấp tới cả 100 lần vốn chủ sở hữu.
Đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng. Theo quy định mỗi đợt phát hành không được quá 100 nhà đầu tư, trước đây các doanh nghiệp sẽ "lách luật" xé nhỏ các đợt phát hành để tiếp cận được lượng nhà đầu tư lớn hơn. Quy định kể trên cũng sẽ giới hạn đáng kể số lượng nhà đầu tư có thể mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, có 95 doanh nghiệp pháp hành trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước, khôngdoanh nghiệp pháp hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Khối lượng phát hành thục tế đạt 91.616,08 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2019 (79.242 tỷ đồng).
Cũng trong 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư tổ chức chính là nhà đầu tư chính trên thị tường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chiếm 77,18% khối lượng phát hành. Nhà đầu tư cá nhân chiếm 22,82%. Tỷ lệ mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp của nhà đầu tư cá nhân dù có giảm so với 4 tháng đầu năm (26,8%) nhưng vẫn cao hơn so với năm 2019 (8,78% tổng khối lượng phát hành).
Trái phiếu doanh nghiệp là 1 kênh huy động vốn cần được phát triển để doanh nghiệp tránh phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sự phát triển cần đặt trong khuôn khổ, đặc biệt khi nhà đầu tư cá nhân đang tham gia quá nhiều chỉ vì thấy lãi suất cao mà không có đủ công cụ, thông tin để hiểu rõ về sức khỏe doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực, nhà đầu tư cá nhân thậm chí không được tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, đây sẽ chỉ là sân chơi cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Nhìn nhận về việc liệu có đang diễn ra 1 cuộc "chạy đua" trước chính sách để phát hành nốt những lô trái phiếu trong điều kiện "dễ thở", ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các Tổ chức tài chính, Bộ Tài Chính cho hay: "Cũng có ý kiến cho rằng doanh nghiệp ngoài huy động vốn, cũng lo tới 1/1/2021, Luật chứng khoán & doanh nghiệp có hiệu lực, không được phát hành cho cá nhân nữa.
Chúng tôi khuyến cáo không nên phát hành cho nhà đầu tư cá nhân, chia nhỏ thành các đợt và phân mã để phát hành. Quan trọng, cần tính toán được phương án an toàn, phải có cam kết kế hoạch hoàn trả được gốc và lãi cho nhà đầu tư".