Sinh hoạt đảo lộn dịp tết làm tăng nguy cơ đột quỵ
Những bữa tiệc chúc mừng và những chuyến du lịch thường làm tăng thêm chút 'đậm đà' trong những ngày lễ tết, nhưng chúng cũng là nguyên nhân có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do các vấn đề tim mạch gây ra.
Nghiên cứu của Mỹ mới đây cũng cho thấy, thời tiết lạnh, độ ẩm cao và mức dao động nhiệt độ lớn có mối liên hệ mật thiết với các cơn đột quỵ. Trời lạnh, độ ẩm cao cùng những căng thẳng, áp lực, ăn uống thả ga nhưng lại quên tập luyện… khiến nguy cơ đột quỵ não có xu hướng gia tăng, đe dọa sức khỏe người bệnh trong dịp Tết. Cứ tăng thêm 5 độ trong biểu đồ dao động nhiệt độ trong ngày (lấy nhiệt độ cao nhất trừ đi nhiệt độ thấp nhất), tỷ lệ đột quỵ tăng 6%.
Theo theo thống kê từ một số bệnh viện, mùa lạnh gia tăng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ từ 15-30%.
Ngoài yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Dịp tết, thói quen sinh hoạt đảo lộn, ăn uống thả ga không chỉ khiến cơ thể phát tướng mà các “vị khách không mời” như đường, cholesterol… cũng thi nhau hỏi thăm dòng máu. Chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao gây “quá tải” ở động mạch, khiến máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ… Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não. Theo khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke, chỉ cần 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%.
Ngoài ra, những ngày tết là những ngày mà đồng hồ sinh học bị đảo lộn, giấc ngủ bị thay đổi… mất ngủ, thiếu ngủ dẫn tới đau đầu, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
7 bí quyết cần nắm rõ khi Tết đến xuân về.
- Nhận biết sớm biểu hiện: Tê yếu thậm chí là liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách giơ hai tay, hai chân lên cao. Thường xây xẩm, chóng mặt, đau đầu. Méo miệng, biểu hiện rõ khi cười, nhe răng. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, khó hiểu và lặp lại được.
- Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua.
Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị "thoáng qua", khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên. Tuy nhiên, cứ 10 người có cơn thiếu máu não "thoáng qua" thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.
- Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.
- Nếu có người nhà có biểu hiện đột quỵ: Giữ người bệnh nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho người bệnh nằm đầu cao 30 độ. Đưa người bệnh đến ngay các trung tâm có thể can thiệp đột quỵ não cấp tính để được xử lý kịp thời.
- Nếu người bệnh lơ mơ, hôn mê: Cần xem họ thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.
- "Thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.
- Tự uống thuốc hạ huyết áp là tự hại mình. Ở thời điểm đột quỵ do tắc mạch máu thì cơ thể sẽ có cơ chế tự động tăng huyết áp để bằng mọi cách "khơi thông" dòng máu. Nếu uống thuốc hạ huyết áp vào thời điểm này sẽ đi ngược cơ chế tự nhiên của cơ thể và làm mất thêm thời gian.
Với sự tiến bộ của y học, ngày nay người ta có thể dùng thuốc làm tan cục máu gây ra tắc mạch máu não. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những người bệnh đến viện sớm trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát bệnh.
Natto và Gạo đỏ: Tuyệt phẩm hỗ trợ phòng đột quỵ, giảm mỡ máu qua đúc kết nghìn năm của người Nhật
Đậu nành được dùng trong rất nhiều món ăn ở Nhật Bản, đậu nành có nhiều amino axit, sắt, canxi, protein và nhiều vi chất khác rất tốt để phòng bệnh. Natto - Món ăn được làm từ đậu nành lên men rất tốt cho sức khỏe được đa số người Nhật tin dùng cũng đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Nhiều người tin rằng, ăn sáng bằng natto là cách hiệu quả để dồi dào sinh lực cho cả ngày, tốt cho sức khỏe, ngăn chặn bệnh tật và giúp sống lâu hơn.
Mặc dù nguyên liệu khá bình dị, song món ăn này lại cất giấu một loại enzym cực mạnh mang tên "Nattokinase". Nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận, Nattokinase có khả năng giúp làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp nhiều lần enzym nội sinh của cơ thể. Từ đó, ngăn chặn đến 80% nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.
Nhật Bản không chỉ là "cái nôi" trên thế giới tìm ra Nattokinase phòng đột quỵ, mà còn tạo nên loại Nattokinase enzym chất lượng tốt nhất làm "thước đo" cho các quốc gia khác. Hiện, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) đang quản lý 90% nguyên liệu Nattokinase cho thế giới và cấp chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn cho 13 quốc gia khác.
Gạo đỏ lên men xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày ở Nhật Bản đã nhiều thế kỷ nay. Ngoài nấu cơm, chúng còn được dùng làm bột màu ướp cá, ủ đồ uống, phomat... Cách làm khá cầu kỳ, phải lên men gạo đỏ (khô hạt) với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Quá trình lên men này đã tạo ra hợp chất "monacolin" có công dụng hỗ trợ làm giảm mỡ máu, ức chế tổng hợp cholesterol xấu trong gan, giúp cản trở sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Rất nhiều nghiên cứu chỉ rõ, men gạo đỏ có hiệu quả hỗ trợ giảm cholesterol xấu và triglycerides, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên nhiều lần.
Cả natto hay gạo đỏ đều mang đến những lợi ích không ngờ cho tim mạch, ngay cả khi sử dụng riêng rẽ. Song nếu kết hợp bộ đôi này trong cùng bữa ăn hay thành sản phẩm "2 trong 1", sẽ mang lại công dụng hiệp đồng cho người mắc bệnh mỡ máu, đột quỵ. Tại Nhật Bản, các sản phẩm "2 trong 1" chứa cả men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông rất được người trên 50 tuổi nước này ưa chuộng.
Trong nước, bộ sản phẩm của DHG pharma được tin dùng 9 năm qua hiện là bộ sản phẩm đầu tiên và duy nhất tính đến nay được JNKA cấp dấu chứng nhận đảm bảo cho đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.