Sinh vật kỳ bí ẩn dấu dưới đáy biển sâu của Việt Nam khiến giới khoa học sửng sốt khi phát hiện ra
Cách đây không lâu, một sinh vật kỳ lạ được phát hiện dưới đáy biển ở Vịnh Hạ Long. Nó là một loài vật mới, khiến giới khoa học vô cùng tò mò.
Giữa tháng 6/2023, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Hàng hải công bố nghiên cứu về một loài sinh vật biển ở Vịnh Hạ Long. Nó được phát hiện trong một chuyến lặn biển, nằm sâu dưới đáy và có ngoại hình rất kỳ lạ. Nó không được chú ý nhiều cho đến khi các chuyên gia lặn xuống và xem xét kỹ hơn. Kết luận đưa ra, đây là một loài sinh vật mới.
Thoạt nhìn nó giống một con bọt biển lớn. Khi đi quanh những tảng đá nông và rạn san hô, các nhà khoa học phát hiện có đến tám con cùng loại. Sau khi nghiên cứu, họ xác định đây là một loài bọt biển mới, đặt tên là Cladocroce pansinii.
Kích thước bọt biển Cladocroce pansinii to hơn những loại thông thường, đạt 20cm. Nó dạng hình ống, có thể sống trong môi trường khắc nghiệt của khu vực vịnh. Loài này có màu xanh nhạt rất lạ mắt.
Việc tìm ra loài bọt biển mới này giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu thêm về các sinh vật biển vùng nhiệt đới. Bên cạnh đó là giúp “kho từ điển” sinh học của Việt Nam đa dạng hơn.
Lại nói về cái tên bọt biển Cladocroce pansinii, nó được đặt theo tên của Maurizio Pansini, người có công lớn trong việc phân loại bọt biển. Bọt biển Cladocroce pansinii được các nhà khoa học xác định khác biệt dựa trên hình dạng cơ thể và DNA của nó.
Trên thế giới hiện nay có hơn 5.000 loài bọt biển, với đủ hình dáng, màu sắc, kích thước, tuổi đời khác nhau. Chúng có thể tồn tại từ vài tháng đến 20 năm hoặc hơn. Bọt biển có thể sống ở tất cả các vĩ độ, trong nhiều vùng khí hậu và đại dương, từ nhiệt đới đến vùng cực. Tuy nhiên, bọt biển ở vùng Địa Trung Hải, Aegean và Biển Đỏ là có chất lượng cao nhất. Hiện nay, khoảng 12/5.000 loài bọt biển trên thế giới được ứng dụng vào nhu cầu thương mại của con người.