Sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn có nhiều cơ hội việc làm

Chiều 9/8 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ bế giảng chương trình 'Thiết kế vật lý vi mạch VLSI cơ bản'.

Chương trình là khóa đào tạo thiết kế vi mạch chuyên sâu đầu tiên do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT, Tổ chức Tresemi từ Silicon Valley và Tập đoàn Cadence tổ chức.

Chương trình là khóa đào tạo thiết kế vi mạch chuyên sâu đầu tiên do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT, Tổ chức Tresemi từ Silicon Valley và Tập đoàn Cadence tổ chức.

Chương trình “Thiết kế Vật lý Vi mạch VLSI Cơ bản” cũng là khóa đào tạo thiết kế vi mạch chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia của Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn.

Chương trình “Thiết kế Vật lý Vi mạch VLSI Cơ bản” cũng là khóa đào tạo thiết kế vi mạch chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia của Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn.

Tham gia chương trình có sự góp mặt của ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT, cùng đại diện các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

Tham gia chương trình có sự góp mặt của ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT, cùng đại diện các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

Chương trình đào tạo tuyển chọn được hơn 70 học viên xuất sắc từ các trường đại học lớn trên cả nước để cấp học bổng và tham gia đào tạo.

Chương trình đào tạo tuyển chọn được hơn 70 học viên xuất sắc từ các trường đại học lớn trên cả nước để cấp học bổng và tham gia đào tạo.

Khóa học tập trung vào quy trình và nguyên tắc thiết kế vật lý cho vi mạch tích hợp quy mô lớn (VLSI), bao gồm các kỹ năng tối ưu hóa định thời, diện tích, năng lượng tiêu thụ, độ tin cậy và tính khả thi sản xuất của vi mạch bán dẫn.

Khóa học tập trung vào quy trình và nguyên tắc thiết kế vật lý cho vi mạch tích hợp quy mô lớn (VLSI), bao gồm các kỹ năng tối ưu hóa định thời, diện tích, năng lượng tiêu thụ, độ tin cậy và tính khả thi sản xuất của vi mạch bán dẫn.

Chia sẻ về tiềm năng của nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho hay, các sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn có nhiều cơ hội về đầu ra, việc làm.

Chia sẻ về tiềm năng của nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho hay, các sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn có nhiều cơ hội về đầu ra, việc làm.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình đào tạo với mục tiêu nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn - lĩnh vực đang thiếu hụt nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình đào tạo với mục tiêu nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn - lĩnh vực đang thiếu hụt nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: 'Việc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế xây dựng các chương trình đào tạo thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng'.

Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: 'Việc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế xây dựng các chương trình đào tạo thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng'.

Tại buổi lễ, đại diện các doanh nghiệp, nhà trường tham gia đều đề xuất kiến nghị Chính phủ nên sớm phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực bán dẫn.

Tại buổi lễ, đại diện các doanh nghiệp, nhà trường tham gia đều đề xuất kiến nghị Chính phủ nên sớm phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực bán dẫn.

Châu Anh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-tot-nghiep-nganh-ban-dan-co-nhieu-co-hoi-viec-lam-post695116.html