Smartphone hãng này giữ giá nhất trên thị trường, mua xong ít sợ lỗ?
Cũng giống như nhiều món đồ khác bạn mua, giá trị điện thoại cũng mất dần sau một thời gian sử dụng.
Trong suốt năm ngoái, một website có tên BankMyCell đã theo dõi tình trạng “mất giá” của 310 mẫu điện thoại phổ biến nhất thế giới theo từng giờ. Theo báo cáo mà trang này phát đi, dựa trên những thiết bị có giá mua lại ban đầu lớn hơn 700 USD, điện thoại Android mất giá nhanh hơn 2 lần so với điện thoại iOS trong hai năm đầu sở hữu.
Sau một năm, tỉ lệ mất giá trung bình của iPhone là 16,7% và 35,47% sau hai năm. Con số này của điện thoại Android lần lượt là 33,62% và 61,50%. Dĩ nhiên, khoảng cách này cũng giảm dần theo thời gian. Đến năm thứ 4 sử dụng, điện thoại của Apple mất giá 66,43% so với 81,11% của Android.
Khi nhìn vào từng mẫu điện thoại trên thị trường, tỉ lệ mất giá của một mẫu điện thoại nào đó thậm chí còn có thể cao hơn tùy thuộc vào mức độ đón nhận của thị trường. Ví dụ, 9 tháng sau khi Samsung Galaxy S20 Ultra ra mắt, giá trị mua lại của nó giảm tới 64,71% so với giá gốc. Trong khi đó, trong thời gian 9 tháng, iPhone 11 Pro Max mất đi 32,33% giá trị bán lẻ ban đầu.
Những chiếc điện thoại Android có giá dưới 350 USD mất giá 52,61% trong năm đầu sử dụng, 73,61% trong năm thứ hai, 85,15% trong năm thứ ba và 94,90% trong năm thứ 4.
Xét trên thương hiệu, điện thoại Apple giữ giá tốt nhất. Trung bình, iPhone mất giá 22,35% trong năm ngoái, trong khi đó HTC lại là thương giữ giá tệ nhất. Điện thoại HTC mất giá 53,08% trong năm 2020 vì thiếu hụt thị trường mua bán lại cho điện thoại hãng này.
Dưới đây là tổng hợp khả năng giữ giá mà BankMyCell thực hiện theo từng nhà sản xuất và từng mẫu máy.