Số 2-2025: Kinh tế Việt Nam 2025 sẽ ra sao?
Nếu 2025 đang được đánh giá là 'năm tăng tốc, bứt phá' để hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế năm 2030 thì đầu tư tư nhân chính là động lực 'tăng tốc, bứt phá' cho năm 2025.
Gọn thì dễ, tinh mới thực sự là thách thức (mục Ý kiến): Việc chọn được những cán bộ công chức thật sự có chất lượng và tâm huyết để phục vụ trong các tổ chức và bộ máy hành chính Nhà nước là yếu tố quyết định cho sự thành bại của chương trình sắp xếp tinh gọn tổ chức và bộ máy hành chính Nhà nước. Đây mới là thách thức thực sự, đòi hỏi sự công tâm và minh bạch ở các ngành, các cấp và trong từng đơn vị.
Quỹ Hỗ trợ đầu tư áp dụng từ năm tài chính 2024 (An Nhiên): Sau nhiều mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao, Nghị định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư đã được Chính phủ ban hành trong ngày cuối cùng của năm 2024 - bảo đảm đúng thời hạn Quốc hội đề ra. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 31-12-2024 và được áp dụng từ năm tài chính 2024.
Nhìn lại tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 (Hoàng Hạnh): Kinh tế Việt Nam năm 2024 đã cán đích thành công với mức tăng trưởng ước đạt 7,09%, vượt chỉ tiêu 6,5-7% do Quốc hội đặt ra, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 5,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%, đóng góp 45,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%, đóng góp 49,46%.
Tăng trưởng kinh tế quí 4 và năm 2024 - Sự trở lại của tiêu dùng nội địa? (Tuệ Nhiên): Năm 2024, tăng trưởng kinh tế 7,09% - khớp với mục tiêu phấn đấu 7% từng được Thủ tướng Chính phủ nêu trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 10-2024, trong đó riêng quí 4 tăng đúng như kỳ vọng ở 7,55%. Đâu là động lực thúc đẩy tăng trưởng của riêng quí 4 vừa qua và cả năm 2024 nói chung?
Làm gì để mục tiêu tăng trưởng 8% khả thi? (Lê Hoài Ân): Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% GDP cho năm 2025, phản ánh kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn từ đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu.
Đầu tư tư nhân là động lực tăng trưởng của năm 2025 (Trịnh Hoàng): Tăng trưởng vượt kỳ vọng và lạm phát được kiểm soát tốt đang là những bước đệm vững vàng để kinh tế Việt Nam bước vào pha hồi phục. Tuy nhiên đầu tư tư nhân sẽ cần phải hồi phục mạnh mẽ để dẫn dắt nền kinh tế trong năm 2025.
Nền tảng đạo đức: Chìa khóa định hướng AI (Lương Hà): Những tiến bộ mà AI mang lại không chỉ nâng cao hiệu suất công việc mà còn cải thiện chất lượng sống cho hàng triệu người. Tuy nhiên, dưới ánh sáng rực rỡ của công nghệ ấy, những mảng tối cũng bắt đầu hiện rõ, đặt ra thách thức lớn về đạo đức, pháp lý và sự bền vững.
Việt Nam và câu chuyện trí tuệ nhân tạo (Lê Vĩnh Triển): Sự kiện Nvidia, dưới sự dẫn dắt của CEO Jensen Huang, cam kết đầu tư vào Việt Nam và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng công nghệ quốc tế đối với tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, niềm vui này cần được nhìn nhận với sự tỉnh táo.
Số liệu GDP liệu có “trợ lực” cho VN-Index? (Thanh Thủy): Nếu nhìn trong khung thời gian dài, thời điểm hiện tại vẫn được coi là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu. Vấn đề chỉ là “đãi cát tìm vàng” để có chọn lựa đúng và bình tâm nắm giữ qua những “rung lắc” ngắn hạn của thị trường.
Chứng khoán tháng 1 - Dòng tiền đang nghỉ Tết sớm? (Triêu Dương): Giảm mạnh ngay từ những phiên giao dịch đầu năm, chỉ số VN-Index mở màn năm 2025 không mấy tích cực. Phải chăng kỳ nghỉ Tết năm nay đến sớm hơn khiến dòng tiền cũng rút ra nghỉ Tết sớm, hay còn có những thông tin nào đang gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư?
Ngành cảng biển 2025 - Ẩn số đến từ chính sách thuế quan của Mỹ! (Bình An): Những biến động về chính sách thuế quan của các đối tác thương mại lớn có thể sẽ gây ra những “cơn gió ngược” cho các doanh nghiệp ngành cảng biển trong năm 2025.
Năm 2025: Lựa chọn kênh đầu tư nào trong bối cảnh đầy biến động? (Trịnh Duy Viết): Trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động, việc lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả và an toàn là một bài toán cần giải một cách thận trọng.
Cơ chế thí điểm để phát triển nhà ở thương mại - bước đi cởi mở và đột phá (Nguyễn Thị Nhung): Nghị quyết 171/2024/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-4-2025, đưa ra những tiêu chí và điều kiện được xem là rất cởi mở, đáp ứng kỳ vọng lớn lao từ phía nhà đầu tư và người dân trong bối cảnh nguồn cung thị trường bất động sản nhà ở đang gặp vướng mắc về quỹ đất từ nhiều năm nay.
Những điểm đáng chú ý trong dự thảo sửa đổi Nghị định 155 (Nguyễn Văn Phúc): Nghị định 155/2020/NĐ-CP được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2019. Trong bối cảnh kinh tế và khung pháp lý đang thay đổi nhanh chóng, nhiều quy định tại Nghị định 155 đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, đòi hỏi cần phải được điều chỉnh kịp thời.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân (Nguyễn Minh Thanh): Tại nhiều địa phương, người nông dân vẫn trong tình trạng làm nhiều nghề, thay đổi công việc trong một thời gian ngắn, di chuyển nhiều nơi làm việc, rồi sau đó trở lại với nông nghiệp. Điều này có nghĩa quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng - cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam (Minh Sang): Quan tâm đến phúc lợi động vật đang là một xu thế gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững. Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng là một trong những công cụ tài chính để thúc đẩy quá trình này.
Luật bản quyền đối mặt với LMMs: Cần cải cách trước nguy cơ tụt hậu! (Lê Thiên Hương): LMMs (mô hình AI đa phương thức lớn) là những mô hình AI mới, tiến bộ hơn, cho phép xử lý cùng một lúc nhiều loại hình dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh... So với các mô hình LLMs (mô hình ngôn ngữ lớn) tồn tại trước đó (như GPT-4) vốn chỉ có thể xử lý dữ liệu văn bản, rõ ràng LMMs là một bước tiến lớn, tạo thế mạnh hơn hẳn…
Hành trình gạo Việt - vài lát cắt từ Luật Đất đai (Nguyễn Ngô Thành Danh - Nguyễn Thái Hải Lâm): Hành trình xây dựng tên tuổi cho gạo Việt Nam với những trở ngại trong việc ổn định chất lượng mà phía sau đó là việc thiếu vắng những vùng trồng với quy mô lớn và chất lượng được kiểm soát đồng bộ.
Chuyển đổi số để “rượt” doanh số (Ricky Hồ): Trong quá trình bán hàng, rượt đuổi doanh số đầy áp lực, chuyển đổi công nghệ số, với các công cụ AI phù hợp với doanh nghiệp, đóng vai trò lực đẩy chính.
Doanh nghiệp nhỏ “chạy đường trường” với ESG (Hồ Nguyên Thảo): Thực hành các yếu tố ESG là quá trình đầu tư dài hạn. Không phải ai cũng có vốn, có nhân lực và một hướng đi cụ thể, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tận dụng nguồn lực ít ỏi, đầu tư có trọng điểm và bắt đầu từ điểm mạnh là cách làm của những doanh nghiệp này.
Giới trẻ vui “bắt trend” nhưng đừng mù quáng (Nguyệt Minh): Bắt trend là cách để hòa mình vào nhịp sống hiện đại, nhưng chỉ khi giữ được sự tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, bạn mới có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn mà không gặp phải những hệ lụy không đáng có.
Đà Lạt, thành phố trong album (Huỳnh Trọng Khang): Sau Đà Lạt, một thời hương xa; Đà Lạt, bên dưới sương mù; Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ; khảo luận Đà Lạt, thành phố trong album được giới thiệu là cuốn cuối cùng trong bộ tứ (tetralogy) biên khảo về thành phố Đà Lạt của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên.
Nên tạo thuận lợi chuyển sang xe điện (Trần Văn Tường): Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn vừa qua đã được Quốc hội thông qua là cơ sở xem xét ban hành các chính sách tiếp theo nhằm thúc đẩy ứng phó biến đổi khí hậu, tạo điều kiện chuyển đổi sang xe điện.
Stress - Sát thủ thầm lặng (TS. BS. Phạm Minh Triết): Stress có hai mặt. Ở giai đoạn ngắn hạn, nó là động lực mạnh mẽ, giúp chúng ta vượt qua thử thách, tăng cường khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Nhưng khi stress kéo dài và không được quản lý, nó âm thầm bào mòn sức khỏe, trở thành “sát thủ thầm lặng” phá hoại cả thể chất lẫn tinh thần…
Mùa lặt lá mai (Trần Thanh Bình): Đầu tháng Chạp, nhiều đêm trời se lạnh kéo dài. Thời tiết ít thấy ở thành phố phương Nam, vì vậy tôi…hơi lúng túng khi nghĩ đến chuyện lặt lá cho cây mai sao cho nở đúng Tết.
Thị trường xe điện toàn cầu trong năm 2025 sẽ tăng mạnh (Ngân Diệp): Theo các nhà phân tích, triển vọng của thị trường xe điện trong năm 2025 là khá tích cực. Ngay cả khi một số nhà sản xuất đã thu hẹp mục tiêu phát triển xe điện, và chính sách hỗ trợ tại Mỹ đối mặt với tương lai chưa rõ ràng, doanh số bán xe điện được dự báo vẫn sẽ tăng đáng kể.
Thị trường điện châu Âu và rủi ro từ sự mất cân bằng (Lạc Diệp): Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện Mặt trời đang bùng nổ mạnh mẽ tại châu Âu, giúp giảm giá điện và hạn chế khí thải. Tuy nhiên, điều này cũng khiến hệ thống điện khu vực trở nên mất ổn định hơn.
Vì sao Bắc Âu có nhiều doanh nghiệp lớn? (Nguyễn Vũ): Các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan chỉ chiếm 1% GDP của thế giới và 0,3% dân số toàn cầu nhưng lại sở hữu những doanh nghiệp lớn, tên tuổi lừng danh khắp năm châu.
Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/so-2-2025-kinh-te-viet-nam-2025-se-ra-sao/