Số 43-2024: Đi tìm bản sắc sông Sài Gòn trong quy hoạch TPHCM

Chính dòng sông này đã gieo những hạt giống đầu tiên cho sự phát triển của TPHCM, một thành phố vươn mình từ dòng nước, để hôm nay trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước. Sông Sài Gòn - dòng chảy cuộc đời, dòng chảy của thịnh vượng và hy vọng - mãi mãi là biểu tượng của một thành phố không ngừng vươn lên và phát triển, như chính dòng nước mải miết xuôi ra biển cả.

Cần một công tơ điện thông minh (mục Ý kiến): Ngành điện cần thêm một bước ngoặt mới: lắp đặt công tơ điện thông minh có thể giúp tính tiền điện theo giờ trong ngày; giờ cao điểm tính giá cao hơn giờ bình thường hay giờ thấp điểm ở hộ gia đình. Việc chuyển đổi này sẽ tốn kém nhưng chi phí bỏ ra sẽ được đền bù bằng nhiều lợi ích một chiếc đồng hồ điện thông minh sẽ đem lại.

Tiêu chuẩn khí thải với xe máy dưới 50cc (Cẩm Hà): Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp. Và, áp tiêu chuẩn nào cho xe máy dưới 50 phân khối, dòng xe vốn chiếm 5-7% thị trường, là một vấn đề gây tranh luận.

Điểm nghẽn thể chế, vì sao vẫn khó? (An Nhiên): Phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 21-10-2024, Tổng bí thư Tô Lâm nêu quan điểm: thể chế đang là điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn. Và theo đó, gỡ điểm nghẽn thể chế, ngay từ trong giai đoạn xây dựng pháp luật được xem là yêu cầu cấp bách của Quốc hội.

Dư địa cải cách cho Việt Nam nhìn từ chỉ số tự do kinh tế thế giới (Minh Tâm): Lần đầu tiên Việt Nam vào nhóm 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu báo cáo về chỉ số tự do kinh tế thế giới. Thứ hạng tăng đáng kể nhưng điểm số vẫn tăng chậm, điều này đặt ra những thách thức cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Công nghiệp bán dẫn: Việt Nam có gì và cần gì? (Hoàng Hạnh): “Vi mạch Việt Nam cần phải tìm ra thế mạnh của riêng mình, hướng tới việc tự chủ vi mạch cho những nhu cầu thị trường trong nước, nơi có những ứng dụng không cần vi mạch đắt tiền - tối tân và giải quyết bài toán thực tế”, TS. Nguyễn Ngọc Mai Khanh, quản lý cấp cao tại Công ty Marvell Vietnam trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Giảm lãi suất điều hành - chờ thêm tín hiệu? (Triệu Minh): Trong bối cảnh lãi suất toàn cầu có nhiều biến động, bất ổn địa chính trị gia tăng, Ngân hàng Nhà nước dường như đang chờ thêm các tín hiệu để ra quyết sách phù hợp. Đâu là những tín hiệu cần theo dõi?

Chiến lược huy động vốn cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam (Hans Nguyễn - Lê Hoài Ân): Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam (đường sắt cao tốc Bắc - Nam) là một trong những dự án hạ tầng lớn và quan trọng nhất của Việt Nam trong thập kỷ tới. Mặc dù đã được phê duyệt về chủ trương, việc huy động vốn cho dự án này vẫn là một thách thức lớn.

Cho vay margin đạt đỉnh nhưng không đáng ngại! (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục xu hướng giằng co trong tuần giao dịch trước (từ ngày 14 đến 18-10-2024) khi chỉ số VN-Index “rung lắc” dưới vùng 1.290 điểm đi kèm việc thanh khoản sụt giảm đáng kể.

Chứng khoán: chọn ngành nào cho chu kỳ tăng kế tiếp? (Triêu Dương): Dù nguy cơ điều chỉnh trước sức ép chốt lời và các rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu, nhưng đó cũng có thể là cơ hội để các nhà đầu tăng tỷ trọng vào những nhóm ngành được đánh giá tích cực để đón đầu sóng tăng kế tiếp.

Cổ phiếu STB vì đâu tăng giá mạnh? (Bình An): Với triển vọng lợi nhuận tăng trưởng mạnh cùng giai đoạn khó khăn nhất của Sacombank đã qua đi khi quá trình tái cơ cấu sắp hoàn tất, cổ phiếu STB xứng đáng được định giá ở một mức P/B cao hơn.

Vì sao tăng trưởng cao, nhưng nợ xấu vẫn không ngừng đi lên? (Tuệ Nhiên): Mặc dù tăng trưởng GDP của Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, xu hướng nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân chính của tình trạng này đến từ đâu?

Bất ngờ tỷ giá và sự can thiệp của nhà điều hành (Trịnh Duy Viết): Trong tháng 10-2024, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng bất ngờ tăng mạnh trở lại, gần như lấy lại toàn bộ mức giảm trong ba tháng trước đó. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh chỉ số DXY tăng cao, tạo áp lực lên tỷ giá trong nước.

Kiểm toán độc lập cần giải pháp để giữ gìn niềm tin của công chúng (Lưu Minh Sang): Hơn 30 năm qua, kiểm toán độc lập ngày càng thể hiện vai trò là một thiết chế quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và tin cậy của thông tin tài chính. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán tại Việt Nam cũng còn không ít vấn đề.

Đi tìm bản sắc sông Sài Gòn trong quy hoạch TPHCM - Sông Sài Gòn giữa dòng chảy lịch sử và đặc điểm phát triển của TPHCM (Trần Hương Giang - Huỳnh Hồ Đại Nghĩa): Là một trong những đô thị may mắn có thể gắn sự phát triển của mình với một dòng sông, từ đặc trưng của một vùng đất “trên bến dưới thuyền” đến “đô thị sông nước”, TPHCM đã vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế của cả nước.

Thách thức của Việt Nam khi tham gia Cộng đồng không phát thải châu Á (Song Hảo): Mới đây, tại Vientiane (Lào), Cộng đồng không phát thải châu Á nhất trí sẽ thông qua các quy tắc chung để kiểm kê và báo cáo lượng khí phát thải nhà kính trong các năm 2029-2034. Đây cũng là thời điểm thị trường tín chỉ carbon Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.

Khai thác du lịch hạng sang: cần hành động cụ thể! (Nhân Tâm): Câu chuyện 5 chiếc máy bay Gulfstream chở các tỉ phú đến Đà Nẵng một lần nữa cũng làm “nóng” lên câu chuyện khai thác du lịch hạng sang tại thành phố biển miền Trung.

Niên vụ cà phê mới: Những rủi ro cần tránh trong việc kinh doanh (Nguyễn Quang Bình): Niên vụ cà phê 2024-2025 đã qua được ba tuần. Giá cà phê đổ nhanh và mạnh trên thị trường khiến nhà vườn lo lắng. Liệu giá có trở lại đỉnh cũ? Đâu là rủi ro cần phải e dè trong kinh doanh cà phê cho những ngày sắp tới?

Nghịch lý ngành trà: hàng bán nhiều, tiền thu ít (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá bình quân trà xuất khẩu của Việt Nam đạt 1.796,3 đô la Mỹ/tấn. Mức giá này chưa tới 70% so với giá trà xuất khẩu bình quân trên thế giới là 2.600 đô la/tấn. Thế nên nghịch lý của ngành trà Việt Nam là hàng bán nhiều, tiền thu về ít.

Cần luồng tiếp thị riêng cho trà shan cổ thụ Việt Nam (Ngọc Ngà): Chứa nhiều dược chất với hàm lượng rất cao cùng nhiều hoạt chất vượt trội, trà shan cổ thụ của Việt Nam được thị trường quốc tế đánh giá cao, gọi là “giống trà vàng của thế giới”, mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất cho người tiêu dùng.

Quyền “ngắt kết nối” sau giờ làm việc: kinh nghiệm một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam (Lại Thị Diệu Thùy - Hà Thị Hoài Linh): Một số quốc gia đã ban hành và áp dụng quy định về quyền “ngắt kết nối” sau giờ làm việc thời kết nối Internet mọi lúc, mọi nơi bây giờ. Trên thực tế, việc áp dụng quy định quyền này cũng không hề đơn giản.

Loại bỏ chi phí bất hợp lý cũng là chống lãng phí (Mục Đồng): Theo quy định mới trong Luật Đường bộ 2024, các chủ xe vận tải tư nhân sẽ được quyền tự đăng ký hành nghề thay vì bắt buộc phải tham gia các hợp tác xã vận tải. Chỉ một thay đổi nhỏ này đã giúp giới chủ xe trên toàn quốc tiết kiệm được khoản tiền lên đến trăm tỉ đồng mỗi năm.

Giữa đam mê và sống mòn (Đoàn Tuấn Anh): Tuy đã ra đời cách đây hơn một thế kỷ nhưng cuốn tiểu thuyết Vầng trăng và sáu xu của nhà văn Anh William Somerset Maugham vẫn có sức lôi cuốn độc giả đương thời. Cuốn sách xưa đặt ra vấn đề hiện đại: liệu chúng ta nên chọn theo đuổi niềm đam mê hay chọn sống cuộc đời bình thường theo những định mệnh đẩy đưa của cuộc đời?

Giải Nobel Hòa bình năm 2024: sự chọn lựa nhân văn (Lê Anh Tuấn): Giải Nobel Hòa bình năm nay, vinh danh trao cho một tổ chức của những người Nhật Bản sống sót sau vụ thả bom nguyên tử năm 1945 ở Hiroshima và Nagasaki, có tên gọi bằng tiếng Nhật là hibakusha - Tổ chức Nihon Hidankyo.

Cảm nghĩ trước An Bằng (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): An Bằng là ngôi làng bình dị ven biển thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nổi tiếng với hàng trăm lăng mộ giá trị bạc tỉ, được mệnh danh là “thành phố lăng mộ”…

Kinh tế Mỹ đang như thế nào trước thềm bầu cử tổng thống? (Lạc Diệp): Kinh tế đang là vấn đề được cử tri Mỹ quan tâm hàng đầu trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống 2024. Những đánh giá rất khác nhau từ các chuyên gia cho tới người dân về sức khỏe của nền kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu phiếu bầu.

Mục tiêu tăng trưởng 5% liệu có còn trong tầm với của Trung Quốc? (Song Thanh): Chính phủ Trung Quốc vẫn đang liên tục tung ra các biện pháp kích thích kinh tế, đặc biệt là sau các dữ liệu tăng trưởng kém khả quan trong quí 3-2024.

Canada giảm nhập cư vì kinh tế gặp khó (Nguyễn Vũ): Ngay trong năm 2024, Canada sẽ chỉ cấp 360.000 visa cho du học sinh, giảm 35% so với năm 2023. Những người đã được cấp giấy phép làm việc khi hết hạn có thể không được gia hạn. Mục tiêu Canada nhắm đến là giảm tỷ lệ người nước ngoài tạm trú ở Canada xuống còn 5% trong vòng ba năm.

Mời bạn đọc đón xem!

KTSG

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/so-43-2024-di-tim-ban-sac-song-sai-gon-trong-quy-hoach-tphcm/