Sợ đối đầu với S-400, Mỹ vẫn cố đeo đẳng ngăn Thổ Nhĩ Kỳ trả lại vũ khí Nga bằng mọi giá?
Một quan chức Mỹ khẳng định, Mỹ vẫn đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để Ankara 'rời bỏ' việc mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga.
Theo Israelhayom, một quan chức Mỹ khẳng định, Mỹ vẫn đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để Ankara “rời bỏ” việc mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga. Đồng thời, vị quan chức này cũng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về nguy cơ bị trừng phạt nếu tiếp tục theo đuổi việc mua S-400.
“Vẫn tiếp tục thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ S-400: hãy gửi trả lại hệ thống vũ khí đó, phá hủy nó nếu bạn có nó trong tay”, quan chức cho biết.
“Các thương thảo vẫn đang diễn ra”, quan chức cho biết.
Các bệ phóng của tên lửa S-400 bắt đầu được Nga chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 nhưng hiện vẫn chưa được đưa vào hoạt động, và điều này Mỹ biết.
Các đồng minh của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã mâu thuẫn vì việc Ankara mua S-400 của Nga. Mỹ cho rằng vũ khí này có thể gây hại cho hệ thống phòng thủ của NATO và gây nên mối nguy hại cho tiêm kích F-35 của Mỹ.
Washington đã cảnh báo Ankara sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt vì mua S-400 và loại Ankara ra khỏi chương trình mua máy bay F-35.
Vấn đề S-400 cũng là một phần trong cuộc đàm thảo sâu rộng giữa Ankara và Washington và có liên quan đến cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria nhằm chống lại các chiến binh YPG người Kurd, đồng minh của Mỹ hơn hai tuần trước.
Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng cuộc tấn công vào tuần này sau khi người Kurd rút khỏi khu vực biên giới theo thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ làm trung gian. Ankara cũng đã ký một thỏa thuận riêng với Nga để tạo ra một "vùng an toàn" ở phía đông bắc Syria mà họ đã tìm kiếm từ lâu.
Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ với cáo buộc nước này tấn công vào lãnh thổ Syria nhưng Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm cho biết Mỹ đã được dỡ bỏ vì Ankara đã dừng cuộc tấn công.
Tên lửa Patriot của Mỹ vẫn có thể được chuyển cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm thứ Tư cho biết. Đồng thời, nhà ngoại giao khẳng định Ankara có thể mua tên lửa của Mỹ và điều này có thể được bàn luận trong chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdoğan tới Washington vào ngày 13/11.
“Lý tưởng nhất là việc Thổ Nhĩ Kỳ không nên mua hoặc nhận bất kỳ thành phần nào của hệ thống S-400”, quan chức Mỹ cho biết đồng thời khẳng định "giờ điều đó đã bị phạm nên vấn đề là làm thế nào để cô lập và ngăn chặn vũ khí, vô hiệu hóa nó... Tuy nhiên, điều này khó khăn hơn nhiều".
Một đơn vị tên lửa S-400 được triển khai tham gia đợt tập trận Slavic Shield 2019, đánh dấu lần đầu hệ thống này tập trận ngoài lãnh thổ Nga.
Hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tổ hợp phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 được vận tải cơ Nga chuyển tới sân bay quân sự Batajnica, ngoại ô thủ đô Belgrade của Serbia.
Cuộc tập trận Slavic Shield 2019 khởi động từ tháng 9, trong đó giai đoạn hai diễn ra tại Serbia ngày 23-29/10 với nội dung hiệp đồng bảo vệ mục tiêu mặt đất khỏi hoạt động do thám, đánh trả các tấn công đường không của đối phương. Đây là đợt tập trận phòng không chung đầu tiên giữa Nga và Serbia, cũng là lần đầu hệ thống S-400 huấn luyện tác chiến ở nước ngoài.