Số người chết do di cư tăng gần gấp đôi trong nửa đầu năm 2021

t nhất 1.146 người đã chết khi cố gắng đến châu Âu bằng đường biển trong 6 tháng đầu năm nay, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, thông tin do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cung cấp.

Các tàu vượt biển gặp nạn ở Địa Trung Hải. Ảnh: AJ

Bài liên quan

Chính sách nhập cư của ông Biden bị chê là 'thảm họa'

Nga tiết lộ thu nhập của ông Putin trong năm 2020

Joe Biden thu hồi lệnh cấm người nhập cư thẻ xanh của Trump

Mỹ có Bộ trưởng An ninh Nội địa mới, tạo cơ hội cho 9 triệu người nhập cư

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), số người chết khi cố gắng vượt biển Địa Trung Hải tăng gần gấp đôi trong nửa đầu năm 2021, với 1.146 người. Trong khi đó, 513 người di cư chết đuối ở cùng thời điểm này năm ngoái, và con số này là 674 người trong 6 tháng đầu năm 2019.

IOM cho biết: “Các tổ chức tìm kiếm và cứu nạn dân sự tiếp tục gặp trở ngại đáng kể trong các hoạt động của mình, với phần lớn tàu thuyền bị chặn tại các cảng châu Âu, bị tịch thu tài sản hoặc gặp phải các rào cản pháp lý”.

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải giữa Libya và Ý là tuyến đường nguy hiểm nhất, cướp đi sinh mạng của 741 người trong 6 tháng qua. Tiếp theo là vùng biển Đại Tây Dương nằm giữa Tây Phi và quần đảo Canary của Tây Ban Nha, nơi ít nhất 250 người chết cùng thời gian trên, cơ quan này cho biết.

Ít nhất 149 người cũng chết trên tuyến đường Tây Địa Trung Hải đến Tây Ban Nha, cũng như ít nhất 6 người chết trên tuyến đường Đông Địa Trung Hải đến Hy Lạp.

Tổ chức Di cư Quốc tế cũng lưu ý số người chết gia tăng xảy ra khi các vụ ngăn chặn tàu thuyền di cư từ Libya đang gia tăng. IOM cho biết những người đã được trao trả về Libya có thể bị giam giữ, tống tiền, mất tích và tra tấn.

Tổ chức cũng cảnh báo số liệu về những người di cư vượt qua tuyến đường phía tây Địa Trung Hải có thể cao hơn thực tế nhiều lần.

Cơ quan này kêu gọi "các bước khẩn cấp và chủ động để giảm thiệt hại về nhân mạng trên các tuyến đường di cư hàng hải đến châu Âu", trích lời Tổng giám đốc IOM Antonio Vitorino.

Ý và Liên minh châu Âu trong nhiều năm đã tài trợ, đào tạo và cung cấp viện trợ cho lực lượng tuần duyên của Libya để ngăn chặn những kẻ buôn lậu đưa người di cư và người tị nạn trên những chiếc thuyền mỏng manh qua Địa Trung Hải đến châu Âu.

Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ bờ biển đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về việc ngược đãi kinh khủng những người xin tị nạn, và các tổ chức từ thiện và nhân quyền đã chỉ trích gay gắt thỏa thuận này.

Trong tuyên bố hôm thứ Tư (14/7), ông Vitorino thúc giục các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ tăng cường cũng như “thiết lập các cơ chế nhằm đảm bảo người dân được tiếp cận với các con đường di cư hợp pháp và an toàn”.

Các tổ chức nhân quyền đã cảnh báo sự vắng mặt của các tàu tìm kiếm và cứu hộ của chính phủ, đặc biệt là ở Trung Địa Trung Hải, điều sẽ khiến việc vượt biên của người di cư trở nên nguy hiểm hơn, khi các chính phủ châu Âu ngày càng dựa vào các nước Bắc Phi với ít nguồn lực hơn.

Tunisia đã gia tăng các hoạt động tuần duyên lên 90% trong 6 tháng đầu năm 2021, trong khi chính quyền Libya đã ngăn chặn và trao trả hơn 15.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em, cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, IOM cho biết.

Trong khi đó, các nhà chức trách Ý thường xuyên giam giữ các tàu do các tổ chức phi chính phủ điều hành trong nhiều tháng, đôi khi nhiều năm.

Trong khi nhiều yếu tố góp phần làm cho số người chết năm nay cao hơn, bao gồm sự gia tăng số lượng tàu thuyền mỏng manh cố gắng vượt biển, thì "sự thiếu vắng các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ chủ động, do châu Âu, kết hợp với các hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ là một trong số những nguyên do chính cho mức tăng trưởng này", người phát ngôn của IOM, Safa Msehli cho biết.

"Những người này không thể bị bỏ rơi trong một cuộc hành trình nguy hiểm như vậy", ông Msehli nói.

Hoàng Nam

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/so-nguoi-chet-do-di-cu-tang-gan-gap-doi-trong-nua-dau-nam-2021-post144630.html