Sổ tay người cao tuổi: Ưu điểm của phương pháp tán sỏi thận qua da bằng laser
Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh lý thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng ở cả nam và nữ, chiếm tỉ lệ khoảng 10% trong dân số. Hiện nay, có nhiều phương pháp hiện đại, ít xâm lấn đã được áp dụng hiệu quả để điều trị căn bệnh này, trong đó có tán sỏi qua da bằng laser. Phóng sự sau đây sẽ giúp quý vị hiểu thêm về những ưu điểm khi tán sỏi bằng phương pháp này.
Ông Nguyễn Sỹ Thoa, 60 tuổi, nhập Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trong tình trạng đau nhức dữ dội vùng thận. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ông có sỏi bán san hô kèm biến chứng nhiễm khuẩn niệu, phải điều trị 2 tuần bằng kháng sinh, làm sạch vi khuẩn trong đường niệu, sau đó sẽ tiến hành nội soi tán sỏi qua da bằng laser.
Nếu phương pháp tán sỏi qua da cũ thực hiện qua đường hầm vào thận từ 2,7 - 2,8cm thì với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ y khoa của Bệnh viện Tâm Anh, phương pháp tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ chỉ 1,8cm cùng năng lượng laser. Qua đường hầm, các bác sĩ sẽ luồn máy soi vào trong thận, thực hiện tán vụn sỏi. Các mảnh sỏi được kiểm soát dưới siêu âm và được hút toàn bộ ra ngoài. Đặc biệt xử lý sạch tới 99% sỏi thận và sau khi thực hiện tán sỏi, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 1 - 2 ngày là có thể xuất viện và không cần phải sử dụng thuốc kéo dài.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo: Sau tán sỏi, bệnh nhân có thể đau nhẹ vùng lưng và đái máu thoáng qua, thường không cần phải dùng thuốc. Bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống 2-3 lít nước mỗi ngày, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm các thuốc kháng sinh, thuốc giảm co thắt, thuốc giảm đau, tái khám đúng hẹn. Ngoài ra, nếu có sốt hoặc cơn đau quặn thận hay các biểu hiện bất thường khác cần được khám chuyên khoa tiết niệu ngay.