Sờ tay vào quả cầu ở huyệt đạo thiêng giữa trời đất cầu may đầu năm mới

Đầu năm mới Ất Tỵ, du khách bộ hành lên Núi Nưa, sờ tay vào quả cầu tại huyệt đạo thiêng Am Tiên, nơi giao thoa giữa trời đất để cầu may mắn, bình an

Sờ tay vào quả cầu ở huyệt đạo cầu may đầu năm mới

Theo các nhà phong thủy, Núi Nưa - Am Tiên (Thanh Hóa) Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh) được xem là 4 huyệt đạo thiêng, nơi giao thoa giữa đất trời ở nước ta.

Di tích Núi Nưa – Am Tiêm gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Đỉnh Núi Nưa, nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng khoảng 4ha và khá bằng phẳng thuộc làng Cổ Định, xã Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa), huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2009, Núi Nưa – Am Tiên được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.

Du khách bộ hành lên Núi Nưa - Am Tiên vãn cảnh, hành lễ, cầu may đầu năm mới.

Du khách bộ hành lên Núi Nưa - Am Tiên vãn cảnh, hành lễ, cầu may đầu năm mới.

Từ cổng đền Am Tiên đi vào sâu bên trong khoảng hơn 100m, du khách sẽ thấy huyệt thiêng, hay gọi là huyệt khí dương, với bán kính khoảng 21m.

Theo quan niệm, sau khi kính lễ, du khách đi vòng xung quanh huyệt đạo, rồi sờ tay vào quả cầu đặt ở trung tâm để cầu may mắn, bình an trong năm mới.

Đường lên huyệt đạo thiêng Am Tiên trên đỉnh ngàn Nưa.

Đường lên huyệt đạo thiêng Am Tiên trên đỉnh ngàn Nưa.

Rất đông du khách hành lễ cầu may mắn, bình an đầu năm mới tại huyệt đạo thiêng trên Núi Nưa.

Rất đông du khách hành lễ cầu may mắn, bình an đầu năm mới tại huyệt đạo thiêng trên Núi Nưa.

Thời tiết thuận lợi cho việc du xuân đầu năm mới

Theo quan sát của PV, ngày 4/2, thời tiết ở khu vực Thanh Hóa khá đẹp, trời se lạnh, không mưa nên thu hút một lượng lớn du khách thập phương lên núi chiêm bái, vãn cảnh.

Du khách chen chân sờ tay vào quả cầu nơi huyệt đạo để cầu may, bình an đầu năm mới.

Du khách chen chân sờ tay vào quả cầu nơi huyệt đạo để cầu may, bình an đầu năm mới.

Cách Núi Nưa – Am Tiên khoảng 10km có di tích lịch sử Phủ Na. Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn động phủ thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Khi tín ngưỡng của đạo Mẫu - Liễu Hạnh du nhập về Xuân Du thì tại đây đã có tín ngưỡng thờ Tản Viên, mẹ Âu Cơ và Chúa Cửa rừng (chúa Thượng ngàn).

Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nơi thờ Mẫu.

Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nơi thờ Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã hòa phối cùng tín ngưỡng của người Mường cùng tồn tại, phát triển, được thể hiện ở hệ thống thờ tại Phủ Na.

Chiêm bái, dâng hương cầu may mắn, bình an đầu năm mới.

Chiêm bái, dâng hương cầu may mắn, bình an đầu năm mới.

Du khách dâng lễ tại đền thờ Mẫu ở Phủ Na.

Du khách dâng lễ tại đền thờ Mẫu ở Phủ Na.

Nơi đây còn được biết đến là vùng đất linh thiêng - nơi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh dấy binh đánh quân xâm lược Đông Ngô (năm 248). Tại đây, bà đã dừng chân để chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sĩ, luận bàn kế sách hành quân đánh giặc.

Thiếu nữ chụp ảnh kỷ niệm trong dịp du xuân tại Phủ Na.

Thiếu nữ chụp ảnh kỷ niệm trong dịp du xuân tại Phủ Na.

Phạm Xuân Chinh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/so-tay-vao-qua-cau-o-huyet-dao-thieng-giua-troi-dat-cau-may-dau-nam-moi-204250204215525329.htm