Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong gần một thập kỷ qua, đã cung cấp nhiều vũ khí tối tân cho các nhóm nổi dậy Hồi giáo, trong đó có khủng bố Al Qaeda hoạt động trên lãnh thổ Syria, nhằm chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Kể từ năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nổi lên với tư cách là người bảo vệ cho lực lượng phiến quân, có liên hệ với tổ chức Al Qaeda chống chính quyền Syria; Hiện lực lượng này đang cai trị tại tỉnh Idlib của Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tỉnh Idlib đã nổi lên là thành trì của Al Qaeda lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến trong 20 năm, kể từ cuộc xâm lược Afghanistan do Mỹ dẫn đầu vào tháng 9/2001, và là nơi tổ chức nhiều cuộc tấn công khủng bố vào các khu định cư ở miền bắc Syria.
Các cuộc đụng độ lớn để giành quyền kiểm soát tỉnh Idlib diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3/2020, khi Quân đội Ả Rập Syria có ý định tổ chức các cuộc tiến công để giải phóng vùng đất cuối cùng này, hiện còn nằm trong tay lực lượng quân nổi dậy.
Chiến dịch giải phóng tỉnh Idlib của Quân đội chính phủ Syria bước đầu tiến hành thuận lợi, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp quân sự lớn, để hỗ trợ các nhóm thánh chiến; bao gồm cả việc đưa các sĩ quan Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào trong hàng ngũ chiến binh, cũng như tuyển mộ thêm lính đánh thuê cho lực lượng nổi dậy tại đây.
Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ còn viện trợ các loại vũ khí tối tân cho lực lượng phiến quân, trong đó có các hệ thống tên lửa đất đối không; những vũ khí này đã gây ra những thiệt hại cho Quân đội chính phủ Syria.
Nhưng lực lượng phòng không của phiến quân cũng đã chịu tổn thất đáng kể trước các cuộc không kích của Nga, khi họ hỗ trợ các lực lượng chính phủ Syria; thậm chí còn làm một số sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, trong các đợt không kích này.
Để đối phó với các lực lượng Không quân của Nga và Quân đội chính phủ Syria, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã leo thang nỗ lực, nhằm tăng cường khả năng phòng không của lực lượng thánh chiến, với việc chuyển giao ít nhất 3 khẩu đội tên lửa phòng không MIM-23 Hawk do Mỹ sản xuất.
Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk do Mỹ phát triển từ cuối thập niên 1950, hiện được đánh giá là lạc hậu; Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu với biến thể Hawk cải tiến và đã được hiện đại hóa; số tên lửa này được đưa vào trang bị trong lực lượng từ năm 1972.
Để có thể chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không có nguồn gốc từ Mỹ cho các chiến binh tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã yêu cầu sự cho phép của Mỹ, nhưng dưới sự quản lý của Thổ Nhĩ Kỳ; vì các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc sử dụng thiết bị phòng không của Mỹ quy định.
Tên lửa của hệ thống phòng không Hawk cải tiến có tầm bắn tối đa 45 km và có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với các máy bay cũ của Syria như MiG-21 Bis hoặc MiG-23B, khi những máy bay này không có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử, để có thể chế áp được tên lửa dẫn đường bằng radar.
Tuy nhiên những máy bay của Syria có khả năng bay trên độ cao tối đa của hệ thống phòng không Hawk; nhưng nếu bay như vậy, sẽ làm giảm đáng kể độ chính xác các cuộc tấn công mặt đất của họ, khi các loại chiến đấu này không có các cảm biến hiện đại quan sát mặt đất và vũ khí dẫn đường chính xác.
Các máy bay chiến đấu hiện đại hơn, chẳng hạn như tiêm kích bom Su-34 của Nga, có thể được triển khai để chế áp hệ thống phòng không của đối phương, để mở đường cho các cuộc tấn công an toàn hơn của các máy bay chiến đấu tầm thấp của Syria.
Nhưng với việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường cho lực lượng phiến quân hệ thống tên lửa phòng không Hawk, thì đây thực sự là bước tiến lớn, đối với hệ thống phòng không của phiến quân và đó có thể làm tình hình leo thang đáng kể. Nguồn ảnh: Foxt.
Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không MIM-23 Hawk do Mỹ sản xuất, tới nay vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nguồn: Eye.
Tiến Minh